Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Nuôi chuột ở Suối Dầu

Với những nhà khoa học làm ra các loại vaccine thì chuột là một trong những con vật đáng yêu. Ở Trại chăn nuôi Suối Dầu (thuộc Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế - IVAC), người ta đã nuôi hàng vạn con chuột “đáng yêu” như thế.

Thăm trang trại “ông Năm”

Bác sĩ A.Yersin (1863-1943) - nhà bác học lừng danh, người dân xóm Cồn, TP.Nha Trang gọi bằng một cái tên thân mật - “ông Năm”. Người dân Nha Trang tôn thờ bác sĩ A.Yersin. Điều gì khiến dân xem ông như một biểu tượng về sự tận hiến cho khoa học để cứu người? Tìm hiểu những gì A.Yersin để lại, ta sẽ hiểu.

Sau khi tốt nghiệp y khoa và trở thành bác sĩ, năm 1890, A.Yersin rời nước Pháp đến Đông Dương trên một con tàu biển. Tàu ghé vịnh Nha Trang và lập tức, cảnh trí nơi này đã hút hồn vị bác sĩ trẻ tuổi. Ngay năm sau, A.Yersin quyết định trở lại Nha Trang, định cư ở đây, sống một mình không vợ con cho đến khi qua đời năm 1943.

Trang trại “ông Năm”.

Năm 1894, bệnh dịch hạch giáng xuống đầu người dân Hồng Kông, A.Yersin đã có mặt ngay tại nơi xảy ra thảm họa đó. Sau khi quan sát, tìm hiểu và tiến hành xét nghiệm một số nạn nhân và những con chuột tại đó, A.Yersin đã chứng minh, trực khuẩn hiện diện ở chuột bệnh và người bệnh là một.

Ông đã chỉ ra rằng, chuột chính là con vật mang bệnh dịch hạch gieo rắc cho con người. A.Yersin trở lại nước Pháp tiếp tục nghiên cứu. Đến năm 1895, cùng với các cộng sự của mình, ông đã điều chế ra huyết thanh để chống bệnh dịch hạch đầu tiên, góp phần cứu loài người ra khỏi thảm họa đó.

Trại chăn nuôi Suối Dầu (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa), cách Nha Trang 20km về phía nam, do chính A.Yersin thành lập trong năm 1896. Cùng với việc thành lập một phòng thí nghiệm nhỏ ở Nha Trang, ông dùng trang trại này để nuôi ngựa và bào chế ra huyết thanh, trước tiên là để chữa bệnh dịch hạch. Tính đến nay, trang trại này có tuổi đời 123 năm!

Có tổng diện tích 500 hecta, Trại chăn nuôi Suối Dầu được “sơn bao thủy bọc” rất thích hợp cho các cuộc thí nghiệm từ trồng trọt đến chăn nuôi. Cây caosu, cây canh ki na - một loài cây dùng để bào chế ra Thu*c ký ninh chữa sốt rét do “ông Năm” mang từ nước ngoài về trồng tại trang trại này.

Ông dùng số tiền từ các giải thưởng chính phủ Pháp trao tặng cộng với tiền lương dành dụm được để mua lại toàn bộ số diện tích đất nói trên rồi thành lập trang trại chăn nuôi phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học của mình.

Trại chăn nuôi Suối Dầu đang nuôi 1.000 con thỏ, 300 con ngựa, hàng vạn con gà và gần 20.000 con chuột lang và chuột bạch, chỉ để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, cụ thể là để bào chế ra các loại vaccine và thử nghiệm trên một số con vật ở đây trước khi dùng cho con người.

Chuột lang, chuột bạch

Nếu như 300 con ngựa ở Trại chăn nuôi Suối Dầu chỉ dùng vào việc lấy huyết thanh bào chế ra các loại vaccine để chữa các loại bệnh như bệnh dại, ho gà, uốn ván… và hàng vạn con gà nuôi chỉ lấy trứng để bào chế ra các loại vaccine chống cúm, thì loài chuột chỉ dùng vào việc “thí nghiệm” các loại vaccine đó. Sau khi tiêm các loại vaccine đã bào chế ấy vào thân chuột, nếu thấy an toàn mới dùng đại trà cho người.

Ông Nguyễn Văn Minh - Trưởng trại chăn nuôi Suối Dầu - dẫn chúng tôi mục sở thị “biệt khu dành cho chuột”. Bên trong các tòa ngang dãy dọc ấy là nơi khu trú của gần 2 vạn con chuột gồm 2.000 con chuột lang và trên 15.000 con chuột bạch.

Người ta phân thành những ô hình chữ nhật chừng dưới 1m2 cho chuột lang sinh nở và chăm con. Mỗi ô như thế có chừng 10 chuột mẹ. Loài chuột này trông rất bắt mắt, chẳng khác gì chuột cảnh. Màu nâu vắt ngang qua thân màu trắng, những con chuột lang trông như những... con bò Hà Lan thu nhỏ. Người lạ xuất hiện, thay vì tháo chạy thoát thân, chuột lang chỉ giương mắt lên nhìn. Chúng ăn và vui đùa một cách tự nhiên như thể không có gì đáng để chúng quan tâm.

Chăm sóc chúng là 15 nhân viên của trại. Họ tốt nghiệp các trường chuyên ngành, được đào tạo bài bản để… nuôi chuột. “Thức ăn dành cho chúng do một nhà máy sản xuất thức ăn của trại tự làm. Lúa cho nảy mầm được xay nhuyễn, làm thành những viên nén thật cứng, bỏ vào một chiếc khay treo ngược lên. Cùng với viên nén là cỏ được ngâm Thu*c tím, sạch tuyệt đối” - ông Minh giới thiệu.

Còn loại chuột bạch cư trú trong một dãy nhà khác, cũng chia thành những ô nhỏ. Bên dưới mỗi “khay” được lót trấu, hàng chục chú chuột sinh sống trong đó. Thức ăn dành cho chuột bạch và chuột lang như nhau. Mỗi con chuột đều được “đính” một lý lịch chi tiết ghi rõ ràng. Lúc nhỏ, chúng được mẹ chăm sóc, đến tuổi trưởng thành, chúng được tách ra để làm phận sự của đời chuột.

Hiến thân cho khoa học

Chuột lang trưởng thành nặng khoảng 250-300 gram, chuột mẹ nặng khoảng 600-700 gram. Các cuộc thí nghiệm chỉ diễn ra trên những con chuột lang đã trưởng thành. Sau khi lấy huyết thanh từ ngựa, người ta bào chế ra vaccine như chữa bệnh chó dại hoặc các loại vaccine mà trẻ con được tiêm chủng mở rộng.

Sản xuất được vaccine rồi nhưng đâu đã “thành công”. Loại Thu*c ấy chỉ được mang ra thị trường tiêm cho con người một khi nó phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Không thể lấy người ra “tiêm thử” mà phải lấy chuột ra làm vật thí nghiệm. Người ta tiêm vaccine vào thân con chuột lang, cho chúng ăn uống bình thường như những con chuột không tiêm vaccine khác.

Sau một thời gian nhất định, chúng được mổ ra để các nhà khoa học quan sát từ gan, phổi và các bộ phận nội tạng khác. Nếu thấy không vấn đề gì thì loại vaccine đó “đạt chuẩn”. Còn nếu nội tạng con chuột có những biểu hiện bất thường, coi như vaccine chưa đạt, cần phải thêm - bớt liều lượng chừng nào “đạt ngưỡng” thì thôi.

Còn đối với loài chuột nhắt, chúng cũng trở thành vật thí nghiệm để biết mức độ kháng thể của chúng khi tiêm một loại vaccine nào đó vào cơ thể chúng. Liều lượng của mỗi loại vaccine sẽ được chính con chuột bạch này “nghiệm thu” trước khi mang ra tiêm đại trà cho người.

“Thực ra con vật nào cũng có thể làm vật thí nghiệm, song các nhà khoa học đã chọn loài chuột vì chúng là loài dễ nuôi, sức khỏe tốt, có độ đồng đều cao, lại kinh tế hơn các loài khác” - ông Minh cho biết.

Đầu năm 2019, Viện Pasteur Nha Trang đã sản xuất thành công vaccine cúm mùa được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá cao. Thành công này có sự đóng góp của loài chuột nói trên.

Theo Trần Đăng/ laodong.vn

https://laodong.vn/xa-hoi/nuoi-chuot-o-suoi-dau-779770.ldo

Mạng Y Tế
Nguồn: Lao động thủ đô (http://laodongthudo.vn/nuoi-chuot-o-suoi-dau-102600.html)

Chủ đề liên quan:

nuôi chuột Sản xuất vaccine vaccine

Tin cùng nội dung

  • Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, BV Nhi Trung ương và Sở Y tế Hải Dươngđã họp và đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, khám sàng lọc cũng như quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vaccine. Hội đồng kết luận trẻ Tu vong do sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm khuẩn huyết, không có bằng chứng liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng.
  • Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy Thu*c này giảm phân nửa rủi ro mắc bệnh ở trẻ em châu Phi từ 5 đến 7 tháng tuổi.
  • Khi bị chó, mèo cắn, nhiều người lo lắng không dám đi tiêm ngừa vì “nghe nói” tiêm Thu*c này vào bị “suy dinh dưỡng”.
  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Nhà bác học nuôi 2 con chuột, huấn luyện chúng mỗi lúc thèm ăn thì bấm một cái nút nhỏ.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY