Hồi sức cấp cứu toàn tập hôm nay

Nuôi dướng hoàn toàn qua đường tĩnh mạch: dấu hiệu triệu chứng, chẩn đoán điều trị cấp cứu hồi sức

Tìm cách phối hợp nuôi dưõng qua đường tĩnh mạch vối truyền thức ăn qua ông thông dạ dày hoặc lỗ mở dạ dày. Nếu đường tĩnh mạch trung tâm có chống chỉ định

Mục đích

Nuôi dưỡng người bệnh hoàn toàn qua đường tĩnh mạch được thực hiện bằng cách luồn một ống thông bằng chất dẻo vào một tĩnh mạch lớn, để truyền một lượng protid, glucid và lipid đáng kể trong một thể tích hạn chế.

Phải dùng một tĩnh mạch lớn có lưu lượng máu lớn để nhanh chóng hoà loãng dung dịch, tránh kích thích nội mạc tĩnh mạch.

Chỉ định

Người bệnh nặng, cần hồi sức trong những ngày đầu có rối loạn tiêu hoá khi cho ăn qua ống thông dạ dày.

Người bệnh không thể nuôi dưỡng qua ông thông dạ dày:

Mới phẫu thuật ở đường tiêu hoá trên.

Tu tu: uống acid hoặc kiềm mạnh.

Tâm thần phân liệt thể không chịu ăn, chán ăn.

Viêm tuỵ cấp.

Sơ sinh thiếu tháng.

Chống chỉ định

Người bệnh không hợp tác.

Tình trạng tuyệt vọng.

Không đặt được ống thông tĩnh mạch trung tâm đối vói: bệnh máu, bệnh huyết khôi, dị dạng tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch cảnh.

Chuẩn bị

Cán bộ chuyên khoa

Bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu.

Người phụ: y tá (điều dưỡng).

Mặc áo, mũ, khẩu trang vô khuẩn.

Người bệnh: được giải thích kỹ, ký giấy đồng ý thực hiện kỹ thuật ( hoặc gia đình ký).

Phương tiện

Các dụng cụ để luồn ông thông qua tĩnh mạch cảnh trong và dưới đòn.

Các bộ dây truyền dịch và các lọ dung dịch.

Bơm truyền đếm giọt, bơm điện tử càng tốt.

Nơi thực hiện: tại giường khoa hồi sức cấp cứu, trong buồng vô khuẩn.

Các bước tiến hành

Luồn ống thông tĩnh mạch dưới đòn hay cảnh trong.

Nổì vối lọ dung dịch nuôi dưỡng, tốc độ, tỷ lệ các dung dịch truyền khác nhau tuỳ loại.

Tính lượng calo cần thiết và lượng dịch cho mỗi ngày:

Lượng calo: 30 - 35 calo/kg tuỳ theo bệnh.

Glucose: 20 - 30%, thêm một đơn vị insulin cho lOg glucose.

Protein: 1,5 - 2g/kg. Với người bệnh cấp cứu nặng cứ 120 - 150 calo cần có lg nitơ protein.

Chất béo: 8 - 10% tổng sô' calo; tỷ lệ glucose/lipid bằng 2/1. (500ml dung dịch lipid cho 550 calo).

Vitamin: polyvitamin lOml/ngày; người nghiện rượu cần vítamin B, người bỏng cần vitamin C; tắc ruột, xơ gan cần vitamin K.

Nước và điện giải: sao cho người bệnh đái mỗi ngày 1,5-2 lít.

Chế độ nuôi dưõng tĩnh mạch không nên kéo dài quá 2 tuần.

Tìm cách phối hợp nuôi dưõng qua đường tĩnh mạch vối truyền thức ăn qua ông thông dạ dày hoặc lỗ mở dạ dày.

Nếu đường tĩnh mạch trung tâm có chống chỉ định, có thể dùng đường tĩnh mạch ngoại biên trong một thòi gian ngắn; mỗi ngày cho 1000 calo vói:

500ml glucose 5%.

500ml dung dịch acid amin 5%: 40 giọt/ phút xen kẽ với 500ml dung dịch lipid 10%: 14 giọt/phút.

Theo dõi và xử trí biến chứng

Theo dõi

Hàng ngày:

Tình trạng lâm sàng: cân nặng, huyết áp, mạch, nhịp thở, nước tiểu hàng ngày.

Sô" lượng dịch vào ra.

Các biến chứng.

Hàng tuần:

Máu: điện giải, urê, đường, creatinin, phosphatase kiềm, GOT, GPT, bilirubin, huyết đồ.

Nước tiểu: nitơ, urê niệu /24 giờ.

Bilan nitơ urê niệu ( ) từ 0 - 4 g/ngày là đảm bảo cân

bằng giữa dị hoá và đồng hoá.

Xử trí

Tắc ống thông: phải thay hoặc bơm thuốic tiêu cục máu.

Nhiễm khuẩn: tìm nguyên nhân khác không thấy, phải rút ông thông, cây đầu ống thông.

Chuyển hoá: Tăng đường máu; dùng thêm insulin.

GOT, GPT tăng: giảm bớt dung dịch lipid.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/hscctt/nuoi-duong-hoan-toan-qua-duong-tinh-mach/)

Tin cùng nội dung

  • Tôi muốn hỏi: tôi bị giãn tĩnh mạch chi dưới, BS yêu cầu tôi làm siêu âm mạch máu nhưng không nói rõ là màu hay trắng đen. Xin tư vấn cho tôi siêu âm cái nào tốt hơn (tôi có đọc trên mạng có vài BS khuyên chỉ cần siêu âm trắng đen là được) và tôi cũng muốn tìm hiểu về giá cả. Xin cảm ơn sự tư vấn của Mangyte! (P. Khải - Đồng Nai)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Từ xa xưa tắm lá thơm từ thảo dược đã được dùng chống mệt mỏi, tác dụng lưu thông khí huyết, giải toả căng thẳng thần kinh phục hồi sức khỏe, cơ thể luôn toả mùi hương. Vào chiều 30 Tết, mỗi gia đình thường tắm mùi già chiều cuối năm là một phong tục của người Việt.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Hồi sức tim phổi được thực hiện khi nạn nhân bị ngưng thở hoặc tim ngừng đập (như trong trường hợp một người bị nhồi máu cơ tim hoặc sắp ch*t đuối).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY