Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ổ dịch ở Thanh Xuân Trung phức tạp, Hà Nội có nên xét nghiệm toàn dân?

Chỉ trong ba ngày từ 23-25/8 đã ghi nhận 73 ca mắc Covid-19 trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân, Hà Nội). Điều này khiến nhiều người băn khoăn Hà Nội có nên triển khai xét nghiệm toàn dân?
Hà Nội có nên xét nghiệm toàn dân? 

Chỉ trong ba ngày từ 23-25/8 ghi nhận 73 ca mắc covid-19 trên địa bàn phường thanh xuân trung (thanh xuân, hà nội). trong đó, riêng ngày 25/8 các cơ quan chức năng đã phát hiện 52 ca mắc covid-19.

Nơi đây được xem là ổ dịch “nóng” nhất hiện nay của Thủ đô. Theo đó, các bệnh nhân tập trung tại ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi, và liên quan đến các chợ, siêu thị trên địa bàn phường.

Đánh giá về ổ dịch ở Thanh Xuân, ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc CDC Hà Nộicho rằng, chùm ca bệnh mới này đã xuất hiện trong một thời gian, hiện đã đến vòng lây nhiễm thứ 2, thứ 3.

Khu vực xuất hiện chùm ca bệnh này lại ở khu tập thể cũ với mật độ dân cư đông, ngõ nhỏ, ngách nhỏ, diện tích chật hẹp nên khả năng tiếp xúc rất lớn. Chùm ca bệnh này có sự tương đồng như chùm ca bệnh ở phường Văn Chương, hay phường Văn Miếu (quận Đống Đa).

Phó giám đốc cdc hà nội dự báo, khả năng lây nhiễm tại chùm ca bệnh tại phường thanh xuân trung rất cao, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận thêm nhiều ca mắc mới, khả năng lên tới 100 ca dương tính.

Theo lãnh đạo trung tâm kiểm soát bệnh tật (cdc) hà nội, qua đánh giá sơ bộ, ở vùng lân cận nơi phát sinh ca bệnh trong ổ dịch ở thanh xuân trung, có thể nguồn lây là từ người bán rau thường xuyên đến chợ đêm ngã tư sở. trên cơ sở đó, cdc hà nội đề xuất xét nghiệm toàn bộ tiểu thương ở chợ đêm ngã tư sở để sàng lọc nguy cơ. ngoài ra, hà nội sẽ lấy mẫu xét nghiệm ở những nơi giáp với các ổ dịch phức tạp, khu tập thể cũ…

Trước tình hình dịch covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, ông tuấn cho rằng, cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng chống. đặc biệt, cần thực hiện tốt công tác xét nghiệm tại cộng đồng.

Trả lời câu hỏi của phóng viên vậy hà nội có nên triển khai xét nghiệm cho toàn bộ cư dân hay không, ông tuấn cho biết “chưa cần thiết”.

Bởi hiện nay, qua hai đợt xét nghiệm diện rộng, tỷ lệ lây nhiễm ngoài cộng đồng của thành phố rất thấp. các khu vực đang là ổ dịch như phường văn chương hay khu chung cư hh linh đàm đã được khoanh vùng, nếu có lây nhiễm chủ yếu là các trường hợp f1, các trường hợp có liên quan.

“tôi phải nhắc lại là hiện nay vẫn có nguy cơ trong cộng đồng. nhiều khu vực không có yếu tố dịch bệnh, không thuộc diện lấy mẫu xét nghiệm nhưng lại phát sinh thành ổ dịch như khu vực thanh xuân trung.

Nếu người dân phối hợp, khai báo thông tin tốt thì vẫn có thể phát hiện được từ trước. Nhưng nhiều người dân bây giờ ngại khai báo vì đang giãn cách xã hội. Nếu khai báo đi chỗ này, chỗ kia thì là vi phạm quy định cách ly xã hội. Đó cũng là một khó khăn để phát hiện các ca bệnh”, ông Tuấn nêu.

Theo ông tuấn, trong thời gian tới, đặc biệt là những ngày giãn cách xã hội còn lại, thành phố cần thực hiện nghiêm các quy định cách ly xã hội; nghiên cứu triển khai các biện pháp cần thiết để bóc tách triệt để các f0 trong cộng đồng; nghiên cứu biện pháp nới lỏng phù hợp nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt.

Sáng 26/8, Sở Y tế Hà Nội thông báo không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới. Về công tác xét nghiệm đến nay đã lấy 1.126.042 mẫu tại 30 quận, huyện, thị xã, qua đó, phát hiện 83 trường hợp dương tính. Số ca dương tính hầu hết ở các quận, huyện trọng điểm, khu vực dịch diễn biến phức tạp.

Cụ thể, số dương tính phân bố tại 8 quận, huyện: Đống Đa (48), Hoàng Mai (14), Hoài Đức (6), Hà Đông (6), Hoàn Kiếm (4), Thanh Trì (3), Hai Bà Trưng (1), Thanh Oai (1).

Ngoài ra, các trường hợp dương tính được phát hiện trong 2 đợt triển khai lấy mẫu diện rộng được phân bố theo các khu vực, đó là khu vực nguy cơ cao (69 ca), khu vực phong tỏa (11 ca) và đối tượng nguy cơ cao (3 ca) cho thấy, dịch vẫn tập trung tại các quận trọng điểm, các ổ dịch đã được phát hiện.

 N. Huyền 

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/sang-26-8-ha-noi-khong-co-ca-mac-moi-o-dich-o-thanh-xuan-trung-phuc-tap-ha-noi-co-nen-xet-nghiem-den-tung-nguoi-294214.html)

Tin cùng nội dung

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY