Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Ô nhiễm không khí trong nhà – thủ phạm giấu mặt gây hại cho sức khoẻ

Không khí trong nhà có thể chứa các chất độc hại nhiều gấp 2,5 lần so với không khí ngoài trời. Trong khi đó, hầu như chưa có giải pháp nào được áp dụng cho các chất khí nguy hiểm này.

Việt nam hiện đang nằm trong top những nước ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới, chỉ số ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn như thủ đô hà nội và tp. hồ chí minh luôn ở mức báo động.

Đáng chú ý, ô nhiễm không khí trong nhà còn cao hơn nhiều lần so với không khí ngoài trời.

Theo tổ chức y tế thế giới (who), hàng năm, có khoảng 4 triệu ca Tu vong mà thủ phạm là ô nhiễm không khí trong nhà. theo cục bảo vệ môi sinh hoa kỳ (epa), không khí trong nhà ô nhiễm gấp 2,5 lần không khí ngoài trời.

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (who), trong số 10 bệnh có tỷ lệ Tu vong cao nhất tại việt nam thì 6 bệnh liên quan đến đường hô hấp có nguyên nhân từ ô nhiễm không khí và chất lượng không khí. bộ tài nguyên và môi trường ước tính, chỉ riêng khu vực nội thành hà nội đã thiệt hại khoảng 2.000 tỷ đồng/năm cho các chi phí khám, chữa bệnh về hô hấp. 

Những nguy cơ ẩn mình

Có một thực tế là có những nguồn ô nhiễm luôn tồn tại ngay trong ngôi nhà chúng ta đang ở hàng ngày. ô nhiễm không khí trong nhà thường do bên ngoài xâm nhập vào hoặc được thải ra trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.

Do đã quen dần với môi trường trong nhà, chúng ta hầu như rất khó cảm nhận được các khí độc hại này mà không hề biết rằng khi tiếp xúc với chúng này, con người có thể bị kích ứng, tích tụ trong thời gian lâu dài sẽ gây ra các căn bệnh nghiêm trọng bao gồm cả ung thư. 

Các nhà khoa học cho biết, môi trường trong nhà có khoảng 100 hợp chất hữu cơ bay hơi (voc) từ sàn, bàn ghế, mỹ phẩm, vật liệu xây dựng... có thể gây ra kích ứng cho mắt, mũi và họng.

Formaldehyde là một chất có khả năng gây ung thư cao khác chứa trong đồ gia dụng chạy bằng gas, bông cách nhiệt, vải, thảm, mỹ phẩm... Formaldehyde gây ra kích ứng mắt, mũi, họng, buồn nôn khi con người vô tình tiếp xúc phải. 

Con người cũng có thể vô tình tạo ra các chất độc hại trong quá trình sinh hoạt. khi hút Thu*c, người hút Thu*c tạo ra 4,000 chất ở dạng khí và hạt, trong đó có ít nhất 40 hợp chất được biết có tác hại gây ung thư. bên cạnh đó, các sản phẩm có mùi nồng như sơn, nước xịt phòng, chất tẩy rửa cũng đều thải ra các khí gây hại âm thầm.

Ngoài các khí độc hại như trên, các nghiên cứu cũng chỉ ra môi trường ẩm ướt, không đủ khô thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi trong nhà. Phần lớn trong số đó gây dị ứng và có thể gây ra các bệnh như hen suyễn, sốt. 

Tìm giải pháp thanh lọc không khí

Các nguy cơ luôn tồn tại ở mức cao là thế, song, có rất ít người quan tâm đến việc loại bỏ các chất khí và khói trong nhà. đáng chú ý, chúng ta thường dành 90% thời gian để sinh hoạt trong nhà nên khả năng tiếp xúc với các chất gây hại rất cao.

Trong khi đó, các biện pháp hiện tại mới chỉ tập trung vào việc thu bụi nhìn thấy hoặc bụi mịn bằng các thiết bị hút và lọc bụi. 

Rõ ràng, chúng ta đang tích cực tránh ảnh hưởng của ô nhiễm không khí bằng khẩu trang khi ra đường nhưng ở nhà, hầu như không có biện pháp nào để bảo vệ cơ thể khỏi các chất gây hại. đã đến lúc chúng ta cần chú ý hơn đến việc nâng cao chất lượng không khí trong chính ng

Theo Ngọc Diệp/Gia Đình Mới

https://www.giadinhmoi.vn/o-nhiem-khong-khi-trong-nha-thu-pham-giau-mat-gay-hai-cho-suc-khoe-d48576.html

Theo Gia Đình Mới

Link bài gốc

https://www.giadinhmoi.vn/o-nhiem-khong-khi-trong-nha-thu-pham-giau-mat-gay-hai-cho-suc-khoe-d48576.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/suc-khoe-gia-dinh-27/o-nhiem-khong-khi-trong-nha-thu-pham-giau-mat-gay-hai-cho-suc-khoe-383567)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Âm thanh của một pha hỗn độn giao thông, một bản nhạc rock... cũng góp phần làm mất thính lực.
  • Nếu bé đang bị sốt, có dịch chảy ra từ tai, quấy khóc và kém ăn thì rất có thể trẻ đang bị nhiễm trùng tai do các thủ phạm dưới đây.
  • Đau đầu là một trong những cơn đau thường gặp phải nhiều nhất và cũng gây không ít khó chịu, đau đớn cho những ai “vướng” phải nó.
  • Vật dụng và những thói quen xung quanh nơi bạn làm việc, có thể gây ra vô số những vấn đề sức khỏe lâu dài.
  • Một nhóm chuyên gia thuộc ĐH Harvard vừa công bố báo cáo chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng ô nhiễm môi trường với chứng tự kỷ ở trẻ trong giai đoạn mang thai của người mẹ.
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY