Các nước giàu, với nguồn vaccine dồi dào từng kỳ vọng đại dịch đã lùi xa, nay phải đánh giá lại tình hình. Nhiều quốc gia bị cho là phản ứng thái quá. Người đứng đầu Hiệp hội Y tế Nam Phi, Angelique Coetzee cảnh báo Anh tạo ra "tình thế hỗn loạn" vì quá lo ngại về biến chủng.
"Bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa, nhưng đừng thổi phồng chúng lên", bà nói ngày 14/12.
Có nhiều luồng thông tin xoay quanh biến chủng mới. một số chuyên gia dự đoán omicron có thể là dấu hiệu cho thấy đại dịch sắp kết thúc, bởi biến chủng gây triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với delta. lập luận này dựa trên lý thuyết ncov ít ch*t chóc hơn khi nó lây lan nhanh chóng, như trường hợp từng xảy ra với đại dịch cúm năm 1918. còn quá sớm để kết luận về điều này, song omicron đã thay đổi nhiều quy định chống dịch tại một số quốc gia.
thứ nhất, biến chủng dường như lây lan nhanh, nhiều nước tái áp đặt hạn chế. ngày 15/12, anh ghi nhận hơn 78.000 ca nhiễm ncov mới, con số cao nhất kể từ khi covid-19 khởi phát, vượt tất cả đỉnh dịch trước đó. số ca t* vong cũng tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn. số ca nhiễm omicron ở anh hiện là 10.017, có thể cao hơn khi dữ liệu đầy đủ được công bố.
Một số chuyên gia dự đoán Anh có thể ghi nhận khoảng một triệu ca Covid-19 vào cuối tháng 12, vượt khả năng xét nghiệm và truy vết của nước này. Sau nhiều tháng "sổ lồng", Anh lần đầu tiên yêu cầu người dân đeo khẩu trang tại nơi công cộng và phải trình chứng nhận tiêm chủng tại một số địa điểm, đồng thời kêu gọi làm việc tại nhà nếu có thể.
Tình hình tương tự ở nam phi, nơi omicron xuất hiện lần đầu tiên. các nhà khoa học nhận định virus lan truyền rộng rãi và nhanh chóng, đặc biệt ở người chưa tiêm chủng.
"Làn sóng Omicron (trên biểu đồ dịch tễ) có quỹ đạo dốc hơn đáng kể so với những đợt bùng phát trước đây. Dữ liệu quốc gia cho thấy tỷ lệ dương tính và số ca nhiễm mới tăng theo cấp số nhân trong ba tuần đầu tiên, thể hiện biến chủng có khả năng lây truyền cao, phát tán nhanh chóng trong cộng đồng", Ryan Noach, người đứng đầu Discovery Health, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất Nam Phi nói.
Hiện quốc gia này duy trì lệnh giới nghiêm kéo dài từ nửa đêm tới 4h sáng, các cơ sở kinh doanh và địa điểm tập trung đông người phải đóng cửa trước 23h, người dân phải đeo khẩu trang nơi công cộng và thực hiện giãn cách. Các sự kiện thể thao ngoài trời được giới hạn dưới 2.000 khán giả và đám tang không quá 100 người.
Hàn Quốc cũng thay đổi kế hoạch mở cửa do số ca nhiễm nCoV cao kỷ lục, trong đó có sự xuất hiện của chủng Omicron. Chính phủ yêu cầu các hàng ăn, quán cà phê, quán bar buộc phải đóng cửa vào 21h; các buổi gặp gỡ riêng tư được giới hạn không quá 4 người; những người chưa tiêm phòng chỉ có thể ăn tối một mình hoặc mua đồ ăn mang đi hay đặt dịch vụ giao hàng.
Chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Sức khỏe Châu Phi ở Durban, Nam Phi, kiểm tra các mẫu biến chủng Omicron, ngày 15/12. Ảnh: AP
Thứ hai, phác đồ tiêm chủng hiện tại có thể kém hiệu quả hơn với biến chủng. Nghiên cứu của Discovery Health, phối hợp với Hội đồng nghiên cứu y tế Nam Phi, phát hiện hiệu lực ngăn lây nhiễm biến chủng Omicron chỉ còn 33%. Dù vậy, khả năng bảo vệ người dùng khỏi triệu chứng nặng và nhập viện là 70%.
Tuần trước, Cơ quan An ninh Y tế Anh báo cáo hai liều tiêu chuẩn của AstraZeneca hoặc Pfizer giảm hiệu quả ngăn ngừa ca nhiễm có triệu chứng do biến chủng Omicron. Mức bảo vệ của Pfizer còn 30-40%, của AstraZeneca giảm xuống còn 0 sau 15 tuần.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hầu hết vaccine đủ hiệu quả ngăn ngừa omicron và các biến chủng nói chung, đặc biệt khi tiêm liều tăng cường. hôm 15/12, sau khi xem xét dữ liệu, tiến sĩ anthony fauci, giám đốc viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia, cho rằng không cần phát triển thêm loại vaccine mới dành riêng cho biến chủng omicron.
"phác đồ tiêm tăng cường là đủ để chống biến chủng. ở thời điểm này, không cần thiết có vaccine riêng. nếu chưa tiêm phòng, bạn rất dễ mắc covid-19 do cả delta và omicron đang lây lan đồng thời", fauci nói tại cuộc họp báo ở nhà trắng.
Nhu cầu liều tăng cường cũng đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng toàn cầu. Trong suốt năm 2021, sáng kiến Covax liên tục gặp gián đoạn. Quy định tiêm tăng cường tại các nước phát triển có thể khiến nguồn cung eo hẹp hơn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự kiến toàn cầu thiếu hụt khoảng ba tỷ liều vaccine trong năm tới.
cuối cùng, ngay cả khi omicron gây triệu chứng nhẹ hơn những biến chủng khác, nó vẫn có thể khiến chiến lược chống covid-19 hiện tại thay đổi. dữ liệu ban đầu từ nam phi cho thấy biến chủng ít dẫn đến các ca nhiễm nặng, nhập viện hơn so với delta. tuy nhiên, các chuyên gia chưa rõ đây có phải kết quả của miễn dịch cộng đồng và cơ cấu dân số trẻ tại nam phi hay không. họ cần xem xét liệu xu hướng tương tự có xảy ra ở những quốc gia khác.
Nếu omicron gây triệu chứng nhẹ, chuyên gia y tế công cộng vẫn lo ngại về khả năng lây lan và trốn tránh miễn dịch của nó. để giải thích điều này, trong cuộc phỏng vấn với times, ba nhà khoa học gavin yamey, william hanage và tom moultrie đề ra viễn cảnh nơi cả thế giới nhiễm ncov với triệu chứng như cảm lạnh thông thường.
"Số ca T* vong ở người cao tuổi, dễ bị tổn thương (chẳng hạn người sống trong viện dưỡng lão) sẽ tăng lên. Với lượng người nhiễm nCoV cao, tỷ lệ nhập viện dù nhỏ cũng trở thành con số lớn", ba chuyên gia viết. Trong bối cảnh này, việc làm sao có thể bảo vệ nhóm dễ tổn thương trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.