Dáng đẹp hôm nay

Ông đưa cháu 50 ngày tuổi đi cạo tóc máu, lúc về mẹ lật mũ đội đầu thì sợ hãi

Người mẹ quá lo sợ nên tức tốc đưa 2 con sinh đôi tới bệnh viện.

Chị Xiaomin (Quảng Tây, Trung Quốc) mới hạ sinh một cặp sinh đôi trong năm 2019 này. Gia đình vô cùng hạnh phúc, đặc biệt là bố chồng của chị.

Khi hai đứa trẻ được 50 ngày tuổi, bố mẹ chồng muốn cạo tóc cho em bé hay còn gọi là cắt để lớn lên, tóc bé sẽ mọc dày hơn. Đây cũng là quan niệm của nhiều người lớn tuổi trong làng thường làm cho các con cháu.

Tuy nhiên, chị Xiaomin đã không đồng ý. Chị nói rằng dao cạo có thể làm tổn thương da đầu non nớt của đứa nhỏ nhưng ông bà nội khăng khăng rằng không sao cả vì trước đây họ đã từng làm như thế cho chồng của chị.

Bằng chứng cho thấy, hiện tại chồng chị có mái tóc rất rậm, đen và đẹp, trước đó lúc mới chào đời anh cũng ít tóc, thậm chí còn bị chê là hói.

Chống lại bố mẹ chồng không được, Xiaomin phải miễn cưỡng đồng ý cho ông bà mang hai đứa nhỏ đến một tiệm làm tóc để cạo trọc đầu. Việc cạo tóc diễn ra khá suôn sẻ, mặc dù hai đứa nhỏ có khóc một chút lúc đang cạo.

Cạo tóc xong, ông bà đã đội ngay mũ cho hai cháu vì lo sợ đứa trẻ sẽ sợ gió sau khi đầu không còn tóc.

Nhưng đến tối, khi Xiaomin bỏ mũ ra để tắm cho các con thì phát hiện da đầu của hai đứa trẻ đỏ ửng. Cô sợ hãi và lập tức đưa hai con đến bệnh viện.

Bác sĩ xem xét tình hình và nói: Da đầu của hai bé chuyển sang màu đỏ là do dao cạo đã cọ vào và làm xước. Nhưng thật may mắn, chúng không quá nguy hiểm nên hai đứa trẻ có thể về nhà.

Tuy nhiên, vị bác sĩ hoàn toàn phản đối quan điểm cạo tóc máu cho trẻ sơ sinh vì có nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng da đầu và thóp non nớt của các bé.

Trong thực tế, việc nuôi dạy con của các thế hệ ông bà thường được sử dụng trong hàng thập kỷ qua nhưng đến giờ, một số điều không còn đúng với khoa học. 4 phương pháp nuôi dạy con kiểu truyền thống sau đây là một ví dụ và có thể gây hại cho trẻ:

1. Cạo tóc máu

Sự phát triển của tóc liên quan đến sức khỏe thể chất của em bé và việc cạo tóc không làm tăng chất lượng tóc. Nếu cha mẹ cạo tóc cho con quá sớm sẽ rất nguy hiểm cho làn da mỏng manh, thậm chí gây nhiễm trùng. Vào mùa hè còn gây nên một số bệnh như chàm.

Thực tế đã có một bé gái được cha mẹ cạo tóc khi mới 1 tháng tuổi và khi đứa trẻ được gần 3 tuổi lại sở hữu chiếc đầu hói, không có tóc.

2. Nặn đầu ti bé gái

Nhiều bé gái được cha mẹ nặn đầu ti sớm để hy vọng sẽ có bộ ngực đẹp khi trưởng thành. Tuy nhiên đây là một thông tin sai lệch.

Nặn đầu ti sẽ khiến núm vú của bé bị thương vì da bé tương đối mỏng. Thậm chí có thể gây nhiễm trùng dẫn đến viêm vú.

3. Ăn dặm sớm

Nhiều người già thường cho các cháu ăn sớm vì họ cho rằng thức ăn rất tốt đối với trẻ và sẽ giúp chúng no hơn sữa.

Thực tế là khi trẻ dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh nên không thể tiêu hóa thức ăn của người lớn, rất dễ gây ra các bệnh về tiêu hóa hay hóc nghẹn.

4. Cạo lông mày

Tương tự với cạo tóc thì nhiều người cũng cho rằng cạo lông mày cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bé có hàng lông mày đẹp khi trưởng thành. Nhưng điều này không có cơ sở khoa học.

Ngược lại việc cạo lông mày có thể khiến lông mày bé mọc lộn xộn. Không chỉ vậy, trên thực tế, lông mày được sử dụng để bảo vệ mắt, ngăn bụi và các hạt khác xâm nhập vào mắt. Nếu lông mày bị cạo đi, mắt sẽ có ít sự bảo vệ hơn và khả năng bị thương sẽ cao hơn.

Theo Khám Phá

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/ong-dua-chau-50-ngay-tuoi-di-cao-toc-mau-luc-ve-me-lat-mu-doi-dau-thi-so-hai-4055687-l.html)

Tin cùng nội dung

  • Vật thể bay màu bạc dài 12 mét bay lơ lửng bên trên sân trường trong giờ ra chơi khiến nhiều học sinh hoảng sợ chạy vào lớp trốn.
  • SKĐS- Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân, có thể do trẻ rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn đường ruột, kém hấp thu dưỡng chất, bị dị ứng thức ăn, dị ứng với sữa hoặc bà mẹ sử dụng quá nhiều thức ăn hoặc Thu*c có tính chất nhuận tràng trong giai đoạn cho trẻ bú,…
  • Một trong những sự cố đau lòng khi chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng diễn ra mới đây tại Anh là lỗi chèn ống thông cho bé gái ra đời mới 26 tuần tuổi gây nát nội tạng, Tu vong ngay trên ngực mẹ.
  • Vào mùa lạnh, bên cạnh việc giữ ấm cho trẻ, cha mẹ phải chú ý tắm cho trẻ, vệ sinh da cho trẻ vì trẻ sơ sinh đi tiểu nhiều lần, nếu không vệ sinh thường xuyên sẽ khiến trẻ dễ nhiễm lạnh và bị hăm da, viêm da,…
  • Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em là công cụ theo dõi và chăm sóc liên tục sức khỏe bà mẹ, trẻ em trong thời gian mang thai, sinh đẻ, sau đẻ và đến khi trẻ được 6 tuổi
  • Trẻ sơ sinh thấp cân (TSSTC) là những trẻ có cân nặng lúc đẻ dưới 2.500g bao gồm cả trẻ đẻ non và suy dinh dưỡng bào thai.
  • Với những mẹo nhỏ, giúp bé khám phá thế giới rau quả và tự làm đồ ăn ngộ nghĩnh, bé sẽ có lòng say mê với những đồ ăn có lợi cho sức khỏe.
  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • “Rối loạn ám ảnh sợ hãi” còn gọi là rối loạn nghi thức ám ảnh (Obsessive - Compulsive Disorder - OCD).
  • Bé nhà em 4 tuổi, vừa qua bé nhìn thấy bếp ga chiên cá cháy bóc khói khắp nhà, bé sợ hãi nên giờ không cho nấu ăn, luôn miệng nhắc không được nấu ăn...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY