Tin y tế hôm nay

Tin y tế

PGS Trần Đắc Phu: Nên dừng công bố ca nhiễm hàng ngày

Nhiều chuyên gia ủng hộ dừng công bố ca Covid-19 mới hàng ngày trên truyền thông để tránh gây hoang mang cho người dân, trong khi tiêu chí đánh giá mức độ dịch bệnh hiện nay là số ca nhập viện.

Trước việc bộ y tế đề xuất dừng công bố ca covid-19 dù số ca nhiễm đang tăng cao, pgs.ts trần đắc phu, cố vấn cao cấp trung tâm đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng, bộ y tế, cho rằng việc này là phù hợp. "đếm ca" chỉ là một trong 8 chỉ số để đánh giá tình hình cấp độ dịch, chứ chưa phản ánh đúng bản chất tình hình dịch bệnh. số ca covid-19 cộng đồng đang tăng nhanh (hôm 6/3 cả nước ghi nhận hơn 202.000 f0 mới), song số trường hợp bị nặng phải điều trị ở bệnh viện và tỷ lệ t* vong giảm sâu, do việt nam đã bao phủ vaccine diện rộng.

Theo ông, có ba lý do nên dừng công bố số ca nhiễm hàng ngày. Thứ nhất, hiện nay số ca mắc cộng đồng cao, việc công bố ca nhiễm và con số thống kê chỉ tương đối, khó chính xác. Thực tế, nhiều người bị nhiễm nhưng không khai báo hoặc một số nơi y tế quá tải, F0 khó liên hệ được y tế.

Thứ hai, số ca nhiễm và nhập viện, T* vong đang có sự cách biệt đáng kể. Việt Nam đang ghi nhận hơn 200.000 ca nhiễm mỗi ngày, nhiều nơi xuất hiện biến chủng Omicron, cảnh báo nguy cơ lây nhiễm tăng cao. Tuy nhiên, bệnh nhân nhẹ chiếm đa số, ca nặng dao động khoảng 4.000 trường hợp, dịch vẫn trong tầm kiểm soát. Số T* vong hàng ngày của cả nước trên dưới 100 ca. Tổng số ca T* vong tại Việt Nam tính đến nay là 40.813 - chiếm tỷ lệ 1% so với tổng ca nhiễm. "Chúng ta không thể đưa dịch bệnh trở về 'zero Covid-19' mà chỉ nên tập trung vào công bố số lượng bệnh nhân nhập viện, T* vong", ông Phu nói.

Thứ ba, dừng công bố số ca nhiễm nhưng các nhà quản lý và ngành y tế có thể vẫn thống kê hàng ngày hoặc áp dụng phương pháp giám sát dịch bệnh khác như giám sát điểm, báo cáo số liệu của từng địa phương. "Số nhiễm vẫn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát Covid-19, giúp đánh giá quy mô, cấp độ và dự báo chiều hướng, mức độ phát triển của dịch bệnh để đưa ra các biện pháp phòng chống dịch phù hợp. Khi ca nhiễm nhiều, số ca chuyển nặng sẽ tăng lên và khi quá nhiều sẽ trực tiếp gây áp lực lên hệ thống y tế", ông Phu giải thích.

Cũng ủng hộ dừng công bố số ca nhiễm, bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh, Phó Trưởng bộ môn Nhiễm, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho rằng hai thông số quan trọng của dịch là số ca nhiễmsố trường hợp nặng. Hiện nay, việc đếm ca hàng ngày trên truyền thông tập trung vào số ca mắc mới, còn số trường hợp nặng, thở máy chỉ công bố chủ yếu cho các nhà chuyên môn. Điều này có thể tạo áp lực, tâm lý lo sợ cho người dân vì thấy số ca tăng nhiều quá.

Theo bác sĩ Vân Anh, không công bố nhưng Bộ Y tế vẫn nên cập nhật, công khai số liệu hàng ngày trên trang web của ngành, để người dân quan tâm sẽ nguồn theo dõi chính thống. Trong đó, nên tập trung vào nhiều tiêu chí như: số người mắc, nặng, T* vong, khỏi, số giường bệnh có khả năng đáp ứng, số tiêm đủ ba mũi vaccine... giúp người dân hình dung đầy đủ hơn bối cảnh dịch bệnh, phối hợp trong chống dịch.

Bác sĩ phan hữu phước, khoa y đại học quốc gia tp hcm, cho rằng chỉ nên dừng công bố số ca mắc hàng ngày khi thu*c điều trị covid-19 như molnupiravir dễ tiếp cận hơn; người dân nếu test nhanh dương tính sẽ được hướng dẫn xử trí kịp thời; người đủ điều kiện dùng thu*c thì có thể mua thu*c uống... để nhanh khỏi bệnh, giảm khả năng lây nhiễm.

Trên thế giới, một số nước như singapore, philippines đã dừng cập nhật số ca covid-19 hàng ngày trên phương tiện truyền thông vì "không có nhiều ý nghĩa trong giai đoạn chuyển sang sống chung với virus". bộ y tế những nước này vẫn báo cáo số ca nhập viện và t* vong, tỷ lệ người điều trị hồi sức tích cực (icu) trên trang web chính thức.

Hay hồi đầu năm - thời điểm Canada đang ghi nhận lượng F0 ở mức kỷ lục, cũng không tập trung vào số ca nhiễm hàng ngày vì hầu hết người bệnh có triệu chứng tương đối nhẹ; chỉ chú trọng nguồn lực vào các nhóm dễ bị tổn thương nhất.

Người dân đến vui chơi tại Thảo Cầm Viên, TP HCM, khi nơi này hoạt động trở lại sau 6 tháng đóng cửa vì Covid-19, ngày 5/11/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Tuy nhiên, có chuyên gia lo ngại việc ngừng công bố ca nhiễm mới "có thể gây tâm lý chủ quan cho người dân".

Theo william haseltine, giáo sư tại trường y tế công cộng harvard, mỹ, tổng số ca nhiễm mới giúp người dân hiểu được tỷ lệ lây nhiễm cộng đồng, từ đó biết cách chung sống an toàn với đại dịch, cho phép người dân điều chỉnh hành vi dựa trên nguy cơ virus lây lan. ngoài ra, ngừng đếm ca có thể khiến việc kiểm soát biến chủng mới trở nên khó khăn hơn. "hãy tưởng tượng, trước khi có omicron, nếu chỉ thống kê số ca nhập viện và t* vong, chúng ta sẽ chậm chân hơn so với virus. chúng ta không kịp sửa đổi hành vi của mình, hủy bỏ các sự kiện, không biết phân phối nguồn lực cho hệ thống y tế và tăng cường xét nghiệm", ông viết trên forbes.

Trong khi đó, các chuyên gia Việt Nam không lo ngại nhiều đến việc người dân chủ quan khi ngừng đếm ca, bởi việc cảnh báo đến người dân có thể bằng nhiều cách, như đưa ra các biện pháp hạn chế hay nới lỏng, chứ không nhất thiết dựa vào công bố số ca nhiễm hàng ngày. "Trong giai đoạn mở cửa, thích ứng linh hoạt như lúc này, chúng ta đang nới lỏng các biện pháp chứ không buông trôi, thả lỏng dịch bệnh. Do đó, có thể công bố các số liệu hàng tuần hoặc mức độ trầm trọng của việc phát sinh những ca nhiễm mới", PGS.TS Trần Đắc Phu, nói.

Lê Phương - Thúy Quỳnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/ly-do-dung-cong-bo-ca-nhiem-hang-ngay-4435722.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY