Phác đồ điều trị bệnh lý da liễu hôm nay

Phác đồ điều trị bệnh mày đay (urticaria)

Xác định và loại bỏ dị nguyên gây bệnh, tránh tiếp xúc lại với dị nguyên là cách tốt nhất trong điều trị và phòng bệnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp rất khó phát hiện các dị nguyên này.

Nhận định chung

Mày đay là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây nên phù cấp hoặc mạn tính ở trung bì.

Cơ chế phức tạp, đa số là thông qua kháng thể IgE; trong đó có vai trò quan trọng của các chất trung gian hóa học, nhất là histamin.

Là bệnh da phổ biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, dễ nhận biết nhưng rất khó tìm được nguyên nhân chính xác.

Căn nguyên gây bệnh mày đay rất phức tạp. Trên cùng một người bệnh, có thể có một hoặc nhiều căn nguyên gây mày đay cùng kết hợp. Dưới đây là một số căn nguyên thường gặp:

Mày đay thông thường

Do thức ăn

Có nhiều thức ăn nguồn gốc động vật, thực vật có thể gây nổi mày đay. Những thức ăn thường gặp là sữa, trứng, cá biển, tôm cua, sò, ốc, phô mai, đồ hộp, mắm, tương, chao, sô-cô-la, đồ uống lên men (rượu, bia), cà chua, cải xoong, đồ hộp, dưa chuột, khoai tây. Những thức ăn “thông thường nhất”, “lành nhất” cũng có thể gây mày đay.

Do Thu*c

Trong nhiều trường hợp, Thu*c là nguyên nhân chính gây mày đay. Tất cả các loại Thu*c và các đường đưa Thu*c vào cơ thể đều có thể gây mày đay.

Thường gặp nhất là nhóm bêta-lactam, sau đó là nhóm cyclin, macrolid, chloramphenicol. Các Thu*c chống viêm không steroid; các vitamin; các loại vắcxin, huyết thanh; Thu*c chống sốt rét; Thu*c ức chế men chuyển đều có thể gây mày đay.

Các Thu*c chống dị ứng như glucocorticoid, prednisolon, dexamethason, các kháng histamin tổng hợp như clarytin, theralen…cũng gây mày đay.

Mày đay do Thu*c thường xảy ra ngay sau khi dùng Thu*c hoặc sau dùng Thu*c vài ngày, có thể đơn thuần hay kèm với sốt, đau khớp, nổi hạch.

Do nọc độc

Mày đay có thể xuất hiện do tăng mẫn cảm với các vết đốt của một số côn trùng như muỗi, mòng, bọ chét, ong, kiến, sâu bọ.

Do tác nhân đường hô hấp

Mày đay có thể xuất hiện khi người bệnh hít phải các chất gây dị ứng như rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, bụi kho, lông vũ, khói Thu*c, men mốc.

Do nhiễm trùng

Mày đay có thể gây nên do nhiễm virút như viêm gan siêu vi B, C; nhiễm vi khuẩn ở tai, mũi, họng; bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, tiết niệuSinh d*c, nhiễm ký sinh trùng đường ruột hay nhiễm nấm Candida ở da, nội tạng.

Do tiếp xúc với chất hữu cơ hay hóa học

Mày đay có thể xuất hiện do tiếp xúc với các loại mỹ phẩm, son, phấn, nước hoa, Thu*c nhuộm tóc, Thu*c sơn móng tay, móng chân, xà phòng….Các chất tạo màu thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm cũng có thể gây mày đay.

Mày đay vật lý

Mày đay xuất hiện do các yếu tố vật lý từ bên ngoài, thường do cơ chế không dị ứng, chiếm hơn 50% các trường hợp mày đay mạn tính, bao gồm:

Chứng da vẽ nổi.

Mày đay do vận động xúc cảm như khi mệt nhọc, gắng sức, stress.

Mày đay do chèn ép, do rung động.

Mày đay do quá lạnh, do quá nóng, do ánh sáng mặt trời, do nước.

Mày đay do các bệnh hệ thống

Mày đay có thể xuất hiện do người bệnh mắc bệnh toàn thân như:

Bệnh chất tạo keo: lupus ban đỏ.

Viêm mạch.

Bệnh nội tiết: tiểu đường, cường giáp.

Bệnh ung thư.

Mày đay do di truyền

Khoảng 50 - 60% các trường hợp mày đay liên quan đến yếu tố này. Nếu chỉ mẹ hoặc bố bị mày đay thì khoảng 25% con cũng bị bệnh này. Nếu cả hai bố mẹ bị mày đay thì tỷ lệ lên đến 50%.

Mày đay tự phát (vô căn)

Là mày đay không tìm ra nguyên nhân, chiếm khoảng 50% các trường hợp.

Phác đồ điều trị bệnh mày đay (urticaria)

Điều trị bệnh phụ thuộc vào loại mày đay, mức độ trầm trọng và thời gian kéo dài của bệnh.

Nguyên tắc điều trị

Xác định và loại bỏ dị nguyên gây bệnh, tránh tiếp xúc lại với dị nguyên là cách tốt nhất trong điều trị và phòng bệnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp rất khó phát hiện các dị nguyên này.

Tự chăm sóc

Dừng tất cả các loại Thu*c hoặc thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng.

Hạn chế gãi, chà xát mạnh trên da.

Có thể áp lạnh hoặc tắm lạnh, tránh tắm nóng.

Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Tẩy giun sán, chống táo bón.

Mặc quần áo cotton nhẹ nhàng, vừa vặn.

Tránh các hoạt động nặng nhọc hoặc các nguyên nhân gây ra mồ hôi.

Cố gắng nghỉ ngơi và giảm các stress

Điều trị cụ thể

Mục đích làm giảm hoặc làm mất các triệu chứng dị ứng, điều chỉnh các rối loạn chức năng, các tổn thương tổ chức bằng cách vô hiệu hóa các chất hóa học trung gian.

Các trường hợp nhẹ: kháng histamin H1 như: Loratadin (Clarytin) 10mg x 1 viên Cetirizin (Zyrtec) 10mg x 1 viên.

Acrivastin (Semplex) 8mg x 3 viên.

Các trường hợp nặng: phối hợp kháng histamin H1 với corticoid.

Corticoid (uống hay tiêm): chỉ nên dùng trong điều trị mày đay cấp, nặng và/hoặc có phù thanh quản, hoặc một số trường hợp mày đay do viêm mạch, do áp lực không đáp ứng với các Thu*c kháng histamin thông thường. Không nên dùng để điều trị mày đay mạn tính tự phát.

Epinephrin (adrenalin) kết hợp kháng histamin liều cao: được chỉ định khi có phù mạch cấp tính.

Đối với mày đay mạn tính: thường liên quan đến các bệnh lí bên trong nên người bệnh cần được khám chuyên khoa, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

Có thể phối hợp kháng histamin H1 với kháng histamin H2.

Nguồn: Internet.


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phac-do-dieu-tri-benh-may-day-urticaria-47487.html)
Từ khóa: bệnh mày đay

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY