Kinh tế xã hội hôm nay

Phác đồ điều trị COVID-19: Thuốc nào hiệu quả nhất lúc này?

(MangYTe) - Đại dịch COVID-19 đã tấn công nhiều quốc gia trên thế giới và số người ch*t ngày càng tăng lên. Trong bối cảnh này, các nước ngày càng nghiên cứu và đưa ra nhiều phác đồ điều trị COVID-19 để đối phó với virus SARS-CoV-2.

Đức

Một loại vaccine chống lại virus SARS-CoV-2 do công ty vaccine của Đức sản xuất dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng sớm nhất vào cuối năm nay.

Thành viên Hội đồng giám sát công ty vaccine của Đức, ông Friedrich Von Buren cho biết, loại vaccine được sản xuất dựa trên cơ chế di truyền (mRNA) sẽ được thử nghiệm lâm sàng vào đầu mùa hè này.

Ông Von Buren cho biết thêm, việc nghiên cứu và phát triển vaccine cần đảm bảo các chỉ số về an toàn và hiệu quả, đồng thời việc sản xuất cũng đòi hỏi đủ nguyên liệu và thời gian.

Ảnh minh họa: AP.

Ông Lotha Weller, Giám đốc cơ quan kiểm soát dịch bệnh Đức nhấn mạnh, quá trình phê duyệt thử nghiệm loại vaccine này có thể được đơn giản hóa, nhưng thời gian thử nghiệm lâm sàng không thể rút ngắn và rủi ro cần phải được đánh giá vì vaccine có thể có tác dụng phụ.

Theo Bộ trưởng Bộ nghiên cứu giáo dục Liên bang Đức Kalesek, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, Chính phủ Đức đã đầu tư khoảng 154 triệu USD để hỗ trợ nghiên cứu, phát triển vaccine và sẵn sàng chi nhiều hơn cho công tác này vào đúng thời điểm.

Để rút ngắn thời gian chế tạo vaccine, Chính phủ Đức đã cho phép kết quả nghiên cứu sơ bộ sẽ được trình lên cơ quan chức năng phê duyệt. Đồng thời Chính phủ Đức cũng cho phép sử dụng các loại Thuốc không chính thức trên thị trường để điều trị nếu được sự đồng ý của bệnh nhân.

Mỹ, Pháp

Ngày 16/3, gã khổng lồ dược phẩm Pháp Sanofi và nhà sản xuất dược phẩm Regeneron của Mỹ tuyên bố bắt đầu thử nghiệm lâm sàng loại

Tuyên bố của 2 công ty trên cho biết, các cuộc thử nghiệm giai đoạn 2 và 3 đang được tiến hành đối với Kevzara – một loại Thuốc ức chế miễn dịch. Trong đó, Regeneron sẽ thử nghiệm ở Mỹ, còn Sanofi lên kế hoạch tiến hành những cuộc thử nghiệm ban đầu ở Italy.

Kevzara - tên nhãn hiệu dành cho sarilumab, kháng thể ngăn chặn khả năng của một số loại virus trong việc phá vỡ các tế bào miễn dịch của con người - được phát triển từ năm 2017. Cụ thể, Kevzara ức chế thụ thể miễn dịch, vốn đóng vai trò chủ chốt trong bệnh viêm phổi, triệu chứng mà các bệnh nhân mắc COVID-19 nặng phải chịu đựng.

Khoảng 400 bệnh nhân sẽ tham gia vào các hoạt động nghiên cứu trên, trong đó sẽ đánh giá hiệu quả của Kevzara đối với tình trạng sốt và phải thở máy với các cấp độ khác nhau ở bệnh nhân.

Nhật Bản

Ngày 1/3, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết nước này đang đẩy nhanh tiến độ phát triển các bộ xét nghiệm virus có thể cho kết quả chỉ trong khoảng 15 phút, so với 2 - 3 giờ hiện nay, dự kiến sẽ sớm đưa vào sử dụng.

Hàn Quốc

Ngày 10/3, Viện nghiên cứu y tế quốc gia (thuộc Cơ quan quản lý dịch bệnh Hàn Quốc - KCDC) công bố đã sản xuất thành công “probe", loại protein để tìm kiếm, phát hiện và phân lập kháng thể virus COVID-19.

Ngày 12/3, Hiệp hội y học Hàn Quốc (KMA) ra văn bản khuyến nghị người dân sử dụng khẩu trang của Cơ quan đối sách phòng dịch COVID-19, không sử dụng khẩu trang vải và khẩu trang đã qua sử dụng, phân tích khẩu trang N95 và KF94 có khả năng phòng bệnh cao nhưng tác dụng sẽ kém đi nếu sử dụng trong một thời gian dài; khẩu trang chuyên dụng trong phẫu thuật và nha khoa có chức năng lọc tốt, kỳ vọng sẽ có hiệu quả cao trong phòng chống dịch lây lan.

Pháp

Ngày 8/3, Viện Pasteur đang triển khai thử nghiệm vắc xin chống COVID-19 trên chuột. Theo các chuyên gia của viện này, do hai virus cùng họ nên viện đã kết hợp bộ gen của COVID-19 với vắc-xin chống sởi sẵn có nhằm tạo ra vắc-xin phái mới.

Mời quý vị theo dõi video: "Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 46 và 47". Nguồn: VTC Now.


Thảo Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/khoe-dep/phac-do-dieu-tri-covid-19-thuoc-nao-hieu-qua-nhat-luc-nay-1362592.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY