Phác đồ điều trị bệnh lý nhi khoa hôm nay

Phác đồ điều trị hạ đường huyết sơ sinh

Nếu kéo dài trên 2 ngày với tốc độ truyền đường đến 12mg/kg/phút, có thể phải điều trị Thu*c Diazocid hoặc Hydrocortisone và cần phải tìm căn nguyên để điều trị (Xét nghiệm Insulin và cortisol máu trước khi điều trị Glucocorticoid).

Nhận định chung

Hạ đường huyết là một trong những vấn đề thường gặp trong giai đoạn sơ sinh, có thể thoáng qua trong giai đoạn đầu sau sinh. Tuy nhiên hạ đường huyết dai dẳng có thể gây tổn thương não và để lại hậu quả lâu dài. Hạ đường huyết sơ sinh được xác định khi Glucose huyết của trẻ dưới 2,6 mmol/L (47 mg/dL). Trong một số tài liệu khác có đưa ra các giá trị cụ thể hơn: hạ đường huyết sơ sinh được xác định khi Glucose huyết thanh:

Dưới 2,2 mmol/L (40 mg/dL) trong 24 giờ đầu sau sinh với những trẻ không có triệu chứng và dưới 2,5 mmol/L (45 mg/dL) với những trẻ có triệu chứng.

Dưới 2,8 mmol/L (50 mg/dL) sau 24 giờ tuổi Trong tài liệu này chúng tôi sử dụng ngưỡng xác định hạ đường huyết chung cho trẻ sơ sinh khi Glucose huyết thanh < 2,6 mmol/L.

Hạ đường huyết có thể do giảm dự trữ Glycogen và hoặc tăng sử dụng Glucose, tăng Insulin. Có nhiều nguyên nhân:

Hạ đường huyết do tăng Insulin

Do thay đổi chuyển hoá của mẹ:

Truyền đường, Thu*c trong thai kỳ.

Bệnh tiểu đường.

Do di truyền bẩm sinh:

Đột biến gen mã hóa sự điều hòa bài tiết Insulin của tế bào Beta đảo tụy như gen ABCC8, KCNJ11, SUR1, Kir6.2…

Tăng Insulin thứ phát:

Ngạt.

Hội chứng Beckwith-Wiedemann.

Mẹ điều trị Thu*c Terbutaline.

Catheter động mạch rốn sai vị trí: dịch có nồng độ Glucose cao được truyền vào động mạch chậu và động mạch mạc treo tràng trên ở vị trí T11- T12, kích thích tụy tăng tiết Insulin.

Ngừng đột ngột dịch truyền Glucose cao.

Sau thay máu với lượng máu có nồng độ Glucose cao.

Khối u sản xuất Insulin (u đảo tụy), tăng sản tế bào Beta tiểu đảo Langerhans.

Trẻ to so với tuổi thai

Ngoài nguyên nhân do mẹ tiểu đường, có thể không xác định được nguyên nhân. Là nhóm nguy cơ cao cần được sàng lọc hạ đường huyết.

Giảm sản xuất/ dự trữ Glucose

Chậm phát triển trong tử cung.

Đẻ non.

Chế độ dinh dưỡng không đủ năng lượng.

Cho ăn muộn.

Tăng sử dụng và/hoặc giảm sản xuất Glucose

Stress chu sinh:

Nhiễm trùng, sốc, ngạt, hạ thân nhiệt, suy hô hấp, giai đoạn sau hồi sức.

Rối loạn chuyển hoá bẩm sinh

Carbohydrate (rối loạn chuyển hóa đường galactose, không dung nạp đường fructose).

Axit amin (bệnh siro niệu MSUD, bệnh nhiễm axit Methylmalonic máu).

Axit béo (rối loạn chuyển hóa carnitine, thiếu AcylCoA dehydrogenase).

Rối loạn nội tiết:

Thiếu hocmon tuyến yên/Glucagon/Cortisol/Adrenaline.

Đa hồng cầu

Mẹ sử dụng các Thu*c chẹn beta (VD labetalol, propranolol).

Phác đồ điều trị hạ đường huyết sơ sinh

Xử trí ngay các tình trạng cần cấp cứu

Như co giật, tím tái, suy hô hấp… nếu có.

Điều chỉnh đường huyết

Mục tiêu duy trì

Glucose huyết thanh ≥ 2,6 mmol/L trong ngày đầu sau sinh và ≥ 2,8 mmol/L trong những ngày sau. Điều chỉnh đường huyết được thực hiện từng bước tuỳ theo mức độ hạ đường huyết, có hoặc không có triệu chứng như sau.

Điều chỉnh chế độ ăn:

Áp dụng cho mức Glucose huyết thanh từ 2 - 2,6mmo/L và không có triệu chứng.

Bú mẹ sớm ngay sau sinh. Trẻ có nguy cơ cần được cho ăn sớm ngay trong giờ đầu sau sinh và sàng lọc Glucose huyết sau đó 30 phút.

Nếu trẻ không thể bú mẹ thì vắt sữa và cho trẻ ăn bằng phương pháp thay thế, lượng ăn đủ theo nhu cầu trong ngày.

Có thể tăng cường bữa ăn 12 bữa/ngày.

Theo dõi đường huyết trước ăn.

Truyền dịch:

Chỉ định cho các trường hợp hạ đường huyết.

Trẻ có triệu chứng.

Glucose huyết < 1,4 mmol/L.

Glucose huyết < 2,2 mmol/L (40mg/dL) sau khi đã được điều chỉnh bằng chế độ ăn.

Trẻ không ăn được.

Với mức Glucose < 1,4 mmol/L cần tiêm tĩnh mạch dịch glucose 10%, 2ml/kg trong 1 phút, sau đó truyền dịch.

Tốc độ truyền đường (GIR) 6 - 8 mg/kg/phút, truyền dung dịch có nồng độ Glucose 10% liều duy trì 80 - 120 ml/Kg/ngày.

Nên dùng 2 nồng độ đường ngoại biên là 10% và 12%.

Tốc độ dịch truyền là: Dung dịch Glucose 10%: 0,6 x CN x GIR Dung dịch Glucose 12%: 0,5 x CN x GIR.

Theo dõi Glucose huyết 3 giờ/ lần cho đến khi đường được > 2,6 mmol/L ở 2 lần xét nghiệm liên tiếp.

Nếu Glucosse còn thấp, tăng dần lượng dịch hoặc nồng độ Glucose. Dịch có nồng độ glucose dưới 12,5% cho phép truyền tĩnh mạch ngoại biên, dịch truyền có nồng độ Glucose trên 12,5% cần truyền tĩnh mạch trung tâm , do đó cần điều trị tại những cơ sơ y tế có thể đặt được tĩnh mạch trung tâm.

Hạ đường huyết dai dẳng:

Nếu kéo dài trên 2 ngày với tốc độ truyền đường đến 12mg/kg/phút, có thể phải điều trị Thu*c Diazocid hoặc Hydrocortisone và cần phải tìm căn nguyên để điều trị (Xét nghiệm Insulin và cortisol máu trước khi điều trị Glucocorticoid). Liều Hydrocortisone 5 mg/kg/ngày, chia 2 lần, tiêm tĩnh mạch hoặc uống. - Glucocagon: có thể cần (hiếm) khi đã sử dụng Glucocorticoid mà không hiệu quả.

Việc sử dụng Diazocid hoặc Glucagon cần được hội chẩn với chuyên khoa nội tiết.

Theo dõi khi Glucose huyết bình thường

Nếu Glucose huyết thanh ổn định với điều trị truyền tĩnh mạch:

+ Bắt đầu cho ăn 20ml/Kg/ngày.

+ Tăng dần lượng ăn và giảm dần dịch truyền cho đến khi ăn được hoàn toàn.

Kiểm tra Glucose huyết sau mỗi khi thay đổi điều trị, lưu ý kiểm tra đường huyết trước ăn.

Điều trị theo nguyên nhân

Trường hợp hạ đường huyết dai dẳng với nhu cầu tốc độ truyền đường trên 8 mg/kg/phút kéo dài trên 1 tuần cần có hội chẩn với chuyên khoa nội tiết để có điều trị thích hợp cho những trường hợp hạ đường huyết do một số nguyên nhân không thường gặp.

Nguồn: Internet.


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phac-do-dieu-tri-ha-duong-huyet-so-sinh-47219.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY