Phác đồ điều trị bệnh lý thận tiết niệu hôm nay

Phác đồ điều trị tăng huyết áp trong bệnh thận mạn

Thận trọng khi đánh giá ban đầu tình trạng người bệnh và thường xuyên tái đánh giá người bệnh rất cần thiết để điều trị hiệu quả hạ áp và sử dụng các tác nhân hạ áp ở người bệnh có bệnh thận mạn.

Nhận định chung

Bệnh thận mạn khi có sự hiện diện

Tổn thương thận ít nhất 3 tháng bao gồm bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận, có thể đi kèm hoặc không với giảm mức lọc cầu thận biểu hiện bởi một trong những tiêu chuẩn sau:

+ Tổn thương mô bệnh học.

+ Các dấu ấn của tổn thương thận, bao gồm những bất thường trên xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, hoặc trên hình ảnh học.

GFR < 60ml/ph/1,73m2 trong ít nhất 3 tháng, kèm hoặc không kèm với tổn thương thận.

Tăng huyết áp

Huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg (JNC 7).

Đánh giá người bệnh

Bệnh thận mạn hay tăng huyết áp

Thận trọng khi đánh giá ban đầu tình trạng người bệnh và thường xuyên tái đánh giá người bệnh rất cần thiết để điều trị hiệu quả hạ áp và sử dụng các tác nhân hạ áp ở người bệnh có bệnh thận mạn. Bởi vì bệnh thận mạn và tăng huyết áp thường xuất hiện chung và thường là không có triệu chứng.

Cơ chế tăng huyết áp ở bệnh thận mạn

Tăng hoạt động hệ Renin angiotensin aldosterone.

Giảm khả năng bài xuất natri.

Tăng hoạt động hệ giao cảm.

Suy yếu khả năng dãn mạch qua trung gian tế bào nội mạc và tổng hợp nitric oxide.

Phác đồ điều trị tăng huyết áp trong bệnh thận mạn

Mục tiêu điều trị tăng huyết áp trong bệnh thận mãn

Hạ huyết áp.

Giảm yếu tố nguy cơ tim mạch ở người bệnh có hoặc không tăng huyết áp.

Làm chậm tiến triển bệnh thận mạn ở người bệnh có hoặc không tăng huyết áp.

Điều chỉnh Thu*c hạ áp phải xem xét dựa trên mức độ protein niệu.

Điều trị tăng huyết áp phải phối hợp với các điều trị khác của bệnh thận mạn theo chiến lược điều trị đa yếu tố.

Nếu có mâu thuẫn giữa làm chậm tiến triển bệnh thận mạn và giảm yếu tố nguy cơ tim mạch, thì phải xem xét từng trường hợp dựa trên phân tầng nguy cơ.

Đánh giá ban đầu trước khi điều trị tăng huyết áp

Chỉ số huyết áp.

Bệnh thận mạn: Nguyên nhân, mức lọc cầu thận, protein niệu, biến chứng và nguy cơ tiến triển bệnh thận mãn.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh tim mạch và các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch.

Các tình trạng bệnh lý đi kèm.

Các khó khăn trong điều trị.

Các biến chứng của việc sử dụng Thu*c.

Kế hoạch điều trị dựa trên giai đoạn của bệnh thận mạn.

Điều trị cụ thể

Chế độ ăn và thay đổi lối sống

Là một yếu tố quan trọng trong chiến lược điều trị hạ áp và giảm yếu tố nguy cơ tim mạch.

Hạn chế muối < 2,4g/ ngày = “không nêm, không chấm”.

Chế độ ăn kiêng thay đổi theo giai đoạn bệnh thận mãn.

Điều chỉnh lối sống, giảm yếu tố nguy cơ tim mạch.

Giới thiệu đến chuyên viên dinh dưỡng trong trường hợp cần thiết.

Một số bệnh lý ống thận mô kẽ, khiếm khuyết tái hấp thu muối ở ống thận dẫn đến giảm thể tích dịch ngoại bào (bệnh thận mất muối) không nên ăn nhạt. Các thành phần dinh dưỡng và chất khoáng trong chế độ ăn DASH theo JNC 7 và điều chỉnh theo giai đoạn bệnh thận mãn.

Nguyên tắc dùng Thu*c hạ áp

Nên dùng những Thu*c “ưu tiên” trước tiên.

Thường phối hợp lợi tiểu trong chế độ điều trị.

Chọn Thu*c phối hợp tùy thuộc nguyên nhân bệnh thận mãn, bệnh tim mạch và các bệnh phối hợp khác, tránh tác dụng phụ và tương tác Thu*c.

Chế độ dùng Thu*c càng đơn giản càng tốt: tác dụng kéo dài, viên phối hợp.

Thu*c ACEI hoặc ARB

Người bệnh bệnh thận do Đái tháo đường nên được điều trị bằng ACEI hoặc ARB dù có tăng huyết áp hay không.

ACEI và ARB hiệu quả trong việc làm chậm tiến triển bệnh thận có vi đạm niệu do đái tháo đường type 1 hoặc type 2.

ACEI và ARB nên được sử dụng liều trung bình đến cao.

ACEI và ARB có thể phối hợp để làm giảm HA và đạm niệu.

Người bệnh nên được theo dõi tụt huyết áp, giảm GFR và tăng Kali máu

ACEI và ARB phải “ngưng“ nếu: GFR giảm > 30% so với giá trị cơ bản trong 4 tháng hoặc Kali máu ≥ 5,5 mmol/l.

Thu*c lợi tiểu ở người bệnh thận mãn

Hầu hết người bệnh thận mãn nên được điều trị bằng Thu*c lợi tiểu.

Thiazides 1 lần / ngày nên sử dụng ở khi có GFR ≥ 30 ml/ph (bệnh thận mãn giai đoạn 1 – 3).

Lợi tiểu quai nên dành cho bệnh nhân có GFR < 30 ml/ph (bệnh thận mãn giai đoạn 4 – 5).

Lợi tiểu quai kết hợp với Thiazides có thể sử dụng cho người bệnh quá tải và phù.

Lợi tiểu giữ Kali nên được sử dụng thận trọng ở người bệnh có GFR < 30 ml/ph, dùng đồng thời ACEI hoặc ARB, ở người bệnh có nguy cơ tăng Kali máu.

Nên theo dõi dấu hiệu giảm thể tích tuần hoàn, biểu hiện bởi tụt huyết áp hoặc giảm GFR.

Theo dõi tình trạng tăng Kali máu.

Phối hợp Thu*c lợi tiểu cới các Thu*c hạ áp khác nên được cân nhắc để tăng tuân thủ điều trị của người bệnh.

Thu*c chẹn kênh Canxi ở người bệnh thận mãn

Nhóm DHP (Amlodipine, Nifedipine ) và non DHP (Verapamil, Diltiazem) hiệu quả trong hạ áp và giảm nguy cơ tim mạch.

Nhóm Non DHP có hiệu quả trong giảm đạm niệu.

Nhóm DHP tuy không có hiệu quả giảm đạm niệu khi sử dụng một mình nhưng khi phối hợp với ACEI hoặc ARB có tác dụng làm chậm tiến triển bệnh thận.

Thu*c chẹn Beta ở người bệnh thận mãn

Thế hệ 1: Atenolol, Metoprolol …làm hạ áp và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Tuy nhiên Thu*c gây ra các rối loạn chuyển hóa lipid và đề kháng insulin.

Suy thận tiến triển thường tăng hoạt hệ giao cảm và tăng tần suất biến cố tim mạch.

Các Thu*c thế hệ mới như Nebivolol và carvedilol ít gây rối loạn chuyển hóa và chậm nhịp

Các Thu*c hạ áp khác

Ức chế thụ thể alpha trung ương gồm Clonidine, methyl dopa, và ức chế chọn lọc thụ thể Alpha1 (Doxazosin ) có tác dụng hạ áp nhanh, mạnh và có tác dụng có lợi trên chuyển hóa lipid và cải thiện độ nhạy insulin, tuy nhiên có nhiều tác dụng phụ.

Thu*c dãn mạch trực tiếp như hydralazine có thể hạ áp mạnh nhưng gây phù chi dưới và nhịp nhanh.

Nguồn: Internet.


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phac-do-dieu-tri-tang-huyet-ap-trong-benh-than-man-47735.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY