Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Phẫn nộ chồng nghiện rượu đánh vợ vỡ thủy tinh thể, rách giác mạc

Chị C. đã 4 lần vào viện, lần bị thương nặng nhất là do chồng ném thanh củi vào mặt, và trúng một bên mắt. Cú ném trời giáng đó khiến chị vỡ thủy tinh thể, rách giác mạc, đứt tuyến lệ.

Có mặt tại tọa đàm Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và Kiến nghị từ các tổ chức Bảo vệ sức khỏe cộng đồng gửi tới kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV diễn ra tại Hà Nội ngày 20/5, chị Dương Thị C. (Hà Nam), cho biết, đã 14 năm nay, cuộc sống của chị chẳng khác gì địa ngục bởi người chồng vũ phu nghiện rượu thường xuyên đánh chị như cơm bữa, cứ rượu vào là đánh. Có tháng, ngày nào chị cũng bị đánh.

Chia sẻ với báo chí, chị C. chua xót kể: Chị đã 4 lần vào viện, lần bị thương nặng nhất là do chồng ném thanh củi vào mặt, và trúng một bên mắt. Cú ném trời giáng đó khiến chị vỡ thủy tinh thể, rách giác mạc, đứt tuyến lệ.

Chị C. được phẫu thuật tại BV Mắt Trung ương, chi phí tốn kém lên đến 120 triệu đồng và nằm viện mất 3 tháng ròng rã. Tốn kém tiền bạc là thế nhưng cũng không thể cứu vãn được con mắt của chị, hiện tại mắt chị vẫn thường xuyên đau nhức, thị lực mất hoàn toàn.

Do ông chồng quá vũ phu, chị cùng 4 đứa con phải chuyển về sống với mẹ ruột. Đứa con nhỏ nhất của chị mới 9 tuổi, một mình chị nuôi 4 đứa con mà không có sự hỗ trợ từ chồng và gia đình chồng. Vất vả, khó khăn chưa dừng lại ở đó, đứa con lớn nhất của chị cách đây 2 năm phải mổ tim, chi phí hết 87 triệu đồng thực sự là số tiền quá lớn đè lên đôi vai gầy guộc của người mẹ nghèo khó.


Chị Dương Thị C. là nạn nhân của bạo hành gia đình vì chồng nghiện rượu.

Một trường hợp khác, ông Trịnh Văn A., bị T*i n*n giao thông năm 1998 do uống rượu say đã khiến cả gia đình phải chịu hệ lụy đến ngày nay. Ông A. bị thương vùng đầu mặt, xương đùi chân phải bị gãy trong vụ T*i n*n.

Hiện, mắt phải của ông bị tổn thương nặng, thị lực giảm sút; một chăn bị teo cơ đi lại khó khăn… Ông không làm được việc chỉ và chỉ nằm nhà. Một mình vợ ông phải gánh vác cả gia đình, các con bỏ học từ sau khi ông bị T*i n*n giao thông...

Có thể nói tác hại của rượu bia gây ra là nhãn tiền, và những hệ lụy cho người thân, gia đình sẽ còn kéo dài đeo đẳng về sau.

Gánh nặng bệnh tật trực tiếp do rượu bia gây ra đã được khoa học chứng minh là một vấn đề lớn của y tế cộng đồng trên thế giới và ở Việt Nam. Trên thế giới, mỗi năm rượu bia là nguyên nhân gây Tu vong cho 3,3 triệu người… Tại Việt Nam, rượu bia là yếu tố nguy cơ xếp thứ 5 trong 15 nguy cơ sức khỏe hàng đầu tại Việt Nam.

Trong khi đó, tình hình sử dụng rượu bia tại Việt Nam đang ở mức cao và có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Tỷ lệ uống rượu bia ngày càng trẻ. Bia rượu được sản xuất ngày càng tăng trên khắp cả nước, len lỏi vào mọi ngóc ngách đời sống xã hội và mua dễ chẳng khác gì mua rau ngoài chợ, trẻ em cũng có thể vô tư mua. Hậu quả là ma men dẫn lối đưa đường đã đã để lại những hệ lụy và hậu quả lâu dài với đời sống người dân.

“Đã uống rượu bia - Không lái xe” là thông điệp được lan tỏa mạnh mẽ nhất trong cộng đồng thời gian qua, sau liên tiếp những vụ T*i n*n thương tâm vì người điều khiển ô tô có sử dụng rượu bia. Hay những vụ án xâm hại T*nh d*c chấn động khi cả nạn nhân và kẻ phạm tội đều là trẻ bị thành niên bị ma men dẫn lối đưa đường… Những mái ấm mất đi người mẹ, người vợ, những tổn thương trong các vụ việc này không gì bù đắp được.

Dự luật phòng chống tác hại của rượu bia hiện đang tiếp tục nhận được sự quan tâm và nhiều ý kiến trái chiều. Trả lời báo chí bên lề tọa đàm, BS.TS Trần Tuấn, Trưởng Ban điều phối Liên minh phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) cho rằng, trước “rừng thông tin” đưa đến cho các đại biểu Quốc hội và những người làm chính sách, vấn đề thiết kế Dự Luật Phòng chống tác hại của rượu bia phải dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Ông Tuấn nhấn mạnh, vấn đề lớn là sự phát triển của sản phẩm này mâu thuẫn với lợi ích sức khỏe cộng đồng.

Theo Báo cáo toàn cầu về sử dụng rượu bia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở nhiều nơi trên thế giới, sử dụng rượu bia là một đặc điểm chung của các cuộc tụ họp xã hội. Tuy nhiên, việc tiêu thụ rượu có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây ra các hậu quả xã hội do đặc tính gây say, gây ngộ độc và gây phụ thuộc, nghiện của rượu bia.

Rượu bia là yếu tố nguy cơ xếp thứ 5 trong số 15 yếu tố nguy cơ gây hại sức khỏe hàng đầu, là nguyên nhân liên quan đến chấn thương TNGT; rối loạn tâm thần và hành vi; xơ gan, bệnh tim mạch, ung thư và một số bệnh truyền nhiễm…

Một bài viết đăng tháng 8/2018 trên tạp chí y khoa lừng danh thế giới Lancet đã chỉ ra rằng: “Không có ngưỡng uống nào là tốt cho sức khỏe”. Thực tế, chất cồn trong rượu bia được Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế xếp vào nhóm chất gây ung thư. Sử dụng rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh và là một trong bốn yếu tố nguy cơ chính đối với các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch; tiêu hóa; suy giảm miễn dịch...

Việc sử dụng rượu bia gây ra gánh nặng kinh tế với cá nhân, gia đình và xã hội do các phí tổn về chăm sóc sức khỏe, giảm/mất năng suất lao động và chi phí giải quyết các hậu quả xã hội khác. Cụ thể tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 800 ca Tu vong do bạo lực do có liên quan đến sử dụng rượu bia; khoảng 30% số vụ gây rối trật tự xã hội có liên quan đến sử dụng rượu bia; phạm pháp hình sự liên quan đến rượu, bia trong độ tuổi trước 30 chiếm tới 70%...

Đặc biệt, rượu bia là một trong ba nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ TNGT với nam giới trong độ tuổi 15-49. Báo cáo của WHO năm 2014 cho biết, TNGT liên quan đến rượu bia tại Việt Nam ước tính chiếm 36,2% ở nam giới và 0,7% ở nữ giới. Chi phí giải quyết hậu quả của TNGT liên quan đến rượu bia chiếm tới 1% (khoảng 5.000 tỷ đồng theo GDP năm 2017).

Lê Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/chong-nghien-ruou-danh-vo-vo-thuy-tinh-the-rach-giac-mac-n157745.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi có va chạm, hãy gắn chặt mình vào ghế ôtô, ở tư thế cuộn tròn, cúi đầu càng thấp càng tốt, dùng tay ôm đầu để tạo thành một khối chặt
  • Có một tỷ lệ không nhỏ nạn nhân bị T*i n*n giao thông Tu vong do không được sơ cứu, sơ cứu không đúng cách và không được đưa đến cơ sở y tế kịp thời.
  • Nhiều người bị T*i n*n nhưng do trước khi đưa đi cấp cứu không được sơ cứu đúng cách, khiến tình trạng chấn thương thêm trầm trọng.
  • Nhiều người bị T*i n*n nhưng do trước khi đưa đi cấp cứu không được sơ cứu đúng cách, khiến tình trạng chấn thương thêm trầm trọng, nhất là đối với tài xế.
  • Nghiện game là một tình trạng sử dụng quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.
  • Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá) là bệnh về mắt, thường gặp ở người già. Bệnh có thể điều trị bằng cách phẫu thuật (mổ đục thủy tinh thể).
  • Đục thủy tinh thể - Những thông tin về cách điều trị, các xét nghiệm, quy trình mổ đục thủy tinh thể. Chi phí và nguy cơ biến chứng của ca phẫu thuật.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY