Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Phát động Sáng kiến Khắc phục Tình trạng Thiếu hụt Dinh dưỡng

Sáng kiến Khắc phục Tình trạng Thiếu hụt Dinh dưỡng (The Nutrient Gap Initiative) là sáng kiến mở rộng khả năng tiếp cận vitamin và khoáng chất cho 50 triệu người hằng năm trên toàn thế giới cho đến năm 2030.

Phát động ‘Sáng kiến Khắc phục Tình trạng Thiếu hụt Dinh dưỡng’ - Ảnh 1.

Tiếp cận với các chất dinh dưỡng phù hợp trong 1.000 ngày đầu đời là rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của một em bé - Ảnh minh họa

Phụ nữ mang thai và trẻ em trong những cộng đồng gặp nhiều khó khăn - đối tượng dễ bị tổn thương nhất - sẽ là trọng tâm chính của dự án.

Mục tiêu của chương trình là tiếp cận được 50 triệu người sinh sống tại các cộng đồng đang gặp khó khăn hằng năm cho đến năm 2030 thông qua hoạt động trực tiếp và các hoạt động hợp tác với những tổ chức phi chính phủ (NGO) trọng yếu, tập trung vào việc can thiệp, giáo dục và nâng cao nhận thức.

The Nutrient Gap Initiative là chương trình đầu tiên trong Cam kết Phát triển Bền vững của nhánh Chăm sóc Sức khỏe Người tiêu dùng của Bayer, giúp 100 triệu người trong cộng đồng gặp nhiều khó khăn tại một số nơi trên thế giới, từ nay cho đến năm 2030, được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng ngày.

Việc tiếp cận các chất dinh dưỡng thích hợp trong 1.000 ngày đầu đời - suốt thai kỳ và trong hai năm đầu - đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của người mẹ, cũng như sự phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh của trẻ em. Thật không may, sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng trong các cộng đồng còn hạn chế, đặc biệt với phụ nữ và trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương.

Gần 50% phụ nữ trẻ và bé gái ở độ tuổi vị thành niên ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình không được cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất 1, và ít nhất là một nửa số trẻ em trên toàn thế giới dưới 5 tuổi bị thiếu hụt các vi chất quan trọng này 2.

Hậu quả của tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất ngày càng trầm trọng hơn theo thời gian, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trong suốt cuộc đời và gây nhiều khó khăn trong việc thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo.

Heiko Schipper, Chủ tịch nhánh Chăm sóc Sức khỏe Người tiêu dùng, Tập đoàn Bayer, kiêm Thành viên Hội đồng quản trị, cho biết: "Là công ty dẫn đầu và có chuyên môn trong lĩnh vực bổ sung dinh dưỡng thiết yếu, chúng tôi hiểu rõ vai trò quan trọng của các dưỡng chất, giúp đảm bảo sức khỏe cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất, phụ nữ và trẻ em sinh sống tại các khu vực chịu nhiều thiệt thòi.

Mong muốn nuôi dạy con khỏe mạnh là mối quan tâm hàng đầu đối của các bậc cha mẹ và các gia đình trên toàn thế giới và thông qua 'The Nutrient Gap Initiative' chúng tôi mong muốn thiết lập các chương trình giúp trẻ em có được sự khởi đầu tốt nhất cho hôm nay và mai sau".

Dự án bắt đầu bằng việc tập trung vào phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, là những người dễ bị tổn thương và cần sự hỗ trợ, và hiện cũng đang chịu nhiều tác động của covid-19. việc ngăn ngừa thiếu hụt vitamin và khoáng chất sớm trong giai đoạn mang thai có thể giúp giảm thiểu kết quả thai kỳ xấu, chẳng hạn như tình trạng chậm phát triển và thiếu hụt trong phát triển hệ thần kinh, dẫn đến hậu quả kinh tế và sức khỏe lâu dài cho các cá nhân và xã hội.

Bayer đang làm việc với một số đối tác để đưa các giải pháp can thiệp tiền sản vào các cộng đồng chịu nhiều thiệt thòi trên toàn cầu. với sự hợp tác của vitamin angels và các đối tác của vitamin angels, hằng năm chương trình sẽ tiếp cận 4 triệu phụ nữ mang thai có hoàn cảnh thiệt thòi và con của họ bằng cách giúp họ bổ sung nhiều nguyên tố vi lượng (mms) hàng ngày.

MMS là công thức vitamin và khoáng chất thiết yếu mà phụ nữ cần bổ sung để đảm bảo sức khỏe, thai kỳ tốt và thai nhi khỏe mạnh.

Các chương trình sẽ được triển khai nhằm đảm bảo sự tuân thủ, chấp nhận cao của người dân và khuyến khích đưa việc can thiệp tiền sản này vào các dịch vụ y tế tiền sản thường xuyên tại địa phương, tác động đến 1.000 ngày đầu đời của trẻ (trong suốt thai kỳ và hai năm đầu đời). Các hoạt động can thiệp sẽ bắt đầu ở Indonesia, Mexico, Hoa Kỳ và Việt Nam và sẽ triển khai đến các quốc gia khác trong những năm tiếp theo.

The Nutrient Gap Initiative được triển khai ngay lập tức và sẽ tập trung vào các cộng đồng cần được ưu tiên trên toàn cầu, giúp họ thay đổi cách tiếp cận nguồn vitamin và khoáng chất, phù hợp với tầm nhìn của Bayer, "Sức khỏe cho Tất cả, Đói nghèo không cho Ai".

T.T

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/phat-dong-sang-kien-khac-phuc-tinh-trang-thieu-hut-dinh-duong-20210212211755708.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Đối với những người bị bệnh hen phế quản khi mang thai nếu để bị lên cơn hen sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây thiếu ôxy cho thai nhi.
  • Trong thời kỳ mang thai, các nhu cầu về năng lượng, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất đều tăng lên để đáp ứng sự phát triển của cả mẹ và con.
  • Trong thời kỳ mang thai, do thay đổi về hooc-môn, chế độ dinh dưỡng,… nên nhiều thai phụ thường gặp phải những vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, bệnh nha chu…
  • Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
  • Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sức đề kháng rất kém. Điều này dẫn đến việc thai phụ dễ nhiễm các loại bệnh như: Cảm cúm, ho, sổ mũi, và sốt. Theo ước tính sốt khi mang thai gặp khoảng 15% các trường hợp, nhiều bà mẹ quá lo lắng và không biết hệ lụy của vấn đề trên.
  • Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Đau dây chằng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai…thì dây chằng của người mẹ cũng mở rộng và phát triển nên dây chằng sẽ căng và thai phụ sẽ cảm thấy ê ẩm, đau đớn.
  • Thời gian mang thai được coi là một yếu tố nguy cơ NKTN ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn là có từ 5 đến 10% thai phụ mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu lâm sàng.
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY