Phật giáo là những lời dạy của đức Phật Thích Ca Gotama. Bản chất của Phật giáo là con đường giác ngộ. Giới, định, tuệ của Phật giáo đã góp phần chuyển hóa đạo đức con người từ xấu thành tốt, từ thấp trở nên cao thượng. Phật Giáo có mặt ở quốc gia nào cũng phù hợp và đóng vai trò không nhỏ cho xã hội và trong đời sống văn hóa, đạo đức của con người. Phật Thích Ca thành đạo cách đây 2602 năm, khoảng 10 năm sau khi thành đạo thì giáo pháp của Ngài truyền bá gần hết xã hội Ấn Độ thời bấy giờ, bằng hình thức trì bình khất thực, trước nuôi mạng, sau giáo hóa chúng sanh bằng đạo lý giác ngộ.
Có thể nói khất thực là một hình thức tiếp thị, quảng bá giáo lý giữa đời thường, đồng thời cũng là phép tu hạnh siêng năng, nhẫn nại và từ bi. Ấn Độ lúc ấy có 16 vương quốc, thế nhưng khoảng 15 năm đầu của sự nghiệp hoằng pháp của đức Phật đã có 12 vị Vua quy y theo đức Phật, rất nhiều triệu phú, tỷ phú và những người nổi tiếng theo phật giáo để học đạo giác ngộ. Từ nền tảng đó, 300 năm sau khi đức Phật viên tịch, đại đế Asoka đã biến Phật giáo thành quốc giáo, ông cho lập 9 phái đoàn hoằng pháp đi khắp thế giới, trong đó có phái đoàn thứ 8 đã đến vùng Suvannabhumi, địa danh trên theo các nhà học giả, đó là vùng đất miền nam Việt Nam chúng ta ngày nay. Thậm chí ở Hải Phòng, vùng Đồ Sơn cũng có chùa và tháp của phái đoàn vua Asoka truyền bá và xây dựng. Ở các quốc gia như Tích Lan, Miến Điện, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam có nhiều triều đại các bậc vua chúa theo Phật Giáo và thậm chí phát triển Phật Giáo làm quốc giáo hoặc tôn giáo chính của các dân tộc. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích và chứng minh Phật giáo đã và đang đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam.
Danh từ Phật giáo (Buddhism) có khả năng do các nhà học giả phương tây phiên dịch. Chứ thật ra, lời dạy của đức Phật theo tiếng Pali là Dhamma. Dhamma có nghĩa là giáo pháp. Giáo pháp được hiểu là Tam tạng kinh điển của Phật giáo, đó là Tạng Kinh – những bài pháp của phật thuyết trong 45 năm; Tạng Luật - giáo điều đức phật cấm chế cho hàng cư sĩ và chư tăng; Tạng Luận - là giáo pháp đề cập đến pháp chân đế, thắng pháp. Trong bài tham luận này, chúng tôi trình bày những điểm sau đây để chứng minh cho thấy Phật Giáo đồng hành với dân tộc, những điểm đó là: - Giáo pháp, phật tử và Danh tăng Việt Nam, Nghệ thuật, Phương châm: Đạo pháp- Dân tộc- Chủ nghĩa xã hội trong thời đại đổi mới hiện nay của Nhà nước và Giáo hội.
Giáo Pháp là lời dạy của đức Phật. Hiện nay Giáo Pháp nằm trọn vẹn trong Tạng Kinh. Có hai nguồn chính, Pali tạng đã được cố hòa thượng Thích Minh Châu phiên dịch, gồm có 5 bộ: - Trung bộ kinh, Trường bộ kinh, Tương ưng bộ kinh, Tăng chi bộ kinh và Tiểu bộ kinh. Sankrit tạng gồm có Trung A hàm, Trường A hàm v.v…đây là tinh hoa lời Phật dạy được những học giả thế giới cho là rất gần và trung thành với lời Phật dạy. Sau đây, chúng tôi chứng minh một vài dẫn chứng để thấy rằng đạo Phật đã ăn sâu vào trong đời sống của người dân và đã đi vào văn học dân gian Việt Nam, đặc biệt trong ca da, tục ngữ.
Trong chuyện Tấm Cám của dòng văn học dân gian, chúng ta thấy xuất hiện danh từ Bụt. Trong ca dao, tục ngữ có câu: “ Hiền như Bụt”. Điều này cho chúng ta có hai nhận định. Một, Phật Giáo đã đến Việt Nam khá sớm, có khả năng vào thời kỳ các Vua Hùng. Đạo Phật đã truyền trực tiếp từ Ấn Độ sang Việt Nam, nên từ Buddha giữ nguyên không dịch, chỉ đọc theo âm Pali Buddha, người Việt đọc là Bụt. Hai là, Phật Giáo khá phổ thông ở Việt Nam vào thời kỳ đó, nên người dân Việt Nam ví người hiền như ông Bụt (Phật). Thậm chí có câu ca dao: “ Lù khù có ông Cù độ mạng”. Phật Thích Ca họ của ngài là Gotama - nghĩa là Cồ Đàm, Cù Đàm hay Kiều Đàm. Như vậy họ của Phật cũng đã đi vào đời sống người Việt xưa qua ca dao, tục ngữ.
Nhân quả nghiệp báo là giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người tu Phật mà không tin nhân quả thì không phải là Phật Tử. Triết lý của nhà Phật, như Tứ Diệu đế, Thập nhị nhân duyên, Bát chánh đạo v.v… Đức Phật đều trình bày dưới dạng nhân quả, nghiệp báo. Ví dụ: Tập đế là nhân, khổ đế là quả; Đạo đế là nhân, Diệt đế là quả v.v….Trong đời sống dân gian, chúng ta thường nghe câu ca dao: “ Ai ơi hãy ráng làm lành, kiếp này không được để dành kiếp sau”.
Trong Kinh Tạng Pali, đức Phật đề cao lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Phật dạy: “ Người có hiếu sanh thiên giới, người bất hiếu sa đọa khổ cảnh”. Đạo phật đến với dân tộc Việt Nam làm phong phú và đa dạng hạnh hiếu đối với cha mẹ. Nếu cha mẹ còn sinh tiền, người con siêng năng, vâng lời và hiếu thảo mọi lúc mọi nơi. Nếu cha mẹ quá vãng, con cái để tang, thờ phượng, cúng giỗ v.v… Những phong tục ấy từ bao đời đã gắn liền với từng gia đình, từng người con Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Trong lịch sử và trong văn học Việt Nam, chúng ta thấy có rất nhiều tấm gương vượt thời gian, đóng góp không nhỏ của phật tử và Danh Tăng trong việc dựng nước, giữ nước và phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, chánh trị của rất nhiều phật tử và Danh Tăng Việt Nam.
và công chúa Kim Dung quy y Tam bảo: Trong truyện ‘’Lãnh Nam Trích Quới’’, có kể lại Chữ Đồng Tử đã quy y và ngộ đạo lý của Phật do bởi nhà sư Phật Quang. Khi Chữ Đồng Tử kể lại chuyện mình quy y Tam Bảo cho Công chúa Kim Dung nghe, cô cũng bừng ngộ lời Phật dạy và nguyện quy y học theo đạo Phật. Qua sự kiện trên, chúng ta đã thấy Phật Giáo đã truyền bá đến Việt Nam do bởi những nhà sư Ấn Độ vào thời nhà nước Hùng Vương thứ ba. Công chúa của vua Hùng thứ ba đã quy y theo Phật, chứng tỏ rằng người của Hoàng tộc đã tu theo Phật Giáo thời đó.
(974 – 1028) là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư bấy giờ. Ông được lực lượng của Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh tôn làm vua sau khi vua Lê Long Đĩnh qua đời. Dưới triều ông, triều đình trung ương được củng cố các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm Thuận Thiên thứ hai (1010), và thành này được đổi tên thành Thăng Long. Về Phật giáo, Triều Lý bấy giờ sùng đạo Phật, nên những người đi tu, lấy tiền kho ra để xây chùa, đúc chuông được nhà vua trọng đãi. Tháng 6 năm Thuận Thiên thứ 9 (Mậu Ngọ 1018) Lý Thái Tổ sai quan là Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang nhà Tống (Trung Quốc) thỉnh kinh Tam Tạng đem về để vào kho Đại Hưng . Chùa Một Cột là văn hóa Phật giáo, Quốc tử giám là nơi đào tạo nhân tài của Việt Nam, cả hai có lối triến trúc khá đá độc đáo đó, được xem như biểu tượng tiêu biểu của Việt Nam xưa và nay.
(1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm là vị vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông) trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điều ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam, có vai trò lãnh đạo quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3. Ngài là vị vua bỏ ngai vàng xuất gia và truyền bá tư tưởng Phật giáo phổ biến trong cộng đồng dân Việt. Phật Giáo thời này trở thành quốc giáo. Ngài có công biến chữ Nôm thành ngôn ngữ hành chánh thời đó. Khi xuất gia, ngoài việc tự tu thân, truyền bá chánh pháp đến mọi tầng lớp, ngài còn giao hảo với các nước láng giềng như Chiêm thành, Ai Lao v.v….mà ngày nay Chiêm Thành trực thuộc trong bảng đồ hình chữ S của Việt Nam là công đức không nhỏ của Giác Hoàng Điều Ngự.
Thích Quảng Đức, thế danh Lâm Văn Tức, (1897 - 11 tháng 6 năm 1963) là một hòa thượng phái Bắc Tông, người đã tẩm xăng tự thiêu tại một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật Giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Tấm ảnh chụp Hòa Thượng tự thiêu đã được truyền đi khắp thế giới và gây nên sự chú ý đặc biệt tới chính sách của chế độ Ngô Đình Diệm. Phóng viên Malcolm Browne đã giành Giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963 nhờ một bức hình chụp cảnh Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, và nhà báo David Halberstam, một người sau được trao giải Pulitzer, cũng đã có bản tường thuật sự kiện. Sau khi ch*t, thi hài của Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã được hỏa táng lại, nhưng trái tim của Ngài thì vẫn còn nguyên. Đây được coi là biểu tượng của lòng từ bi, dẫn đến việc giới Phật Tử suy tôn Ngài thành một vị Bồ tát, làm tăng sức ảnh hưởng của vụ tự thiêu lên dư luận. Nhiều Tăng Ni và Cư sĩ khác cũng đã tự thiêu theo gương Hòa Thượng Thích Quảng Đức.
Phóng viên David Halberstam viết trên tờ New York Times: ‘’ Tôi lại thấy cảnh đó thêm lần nữa, nhưng một lần là đủ lắm rồi. Ngọn lửa phun ra từ một con người; thân thể ông cháy héo khô dần và teo nhăn lại, đầu của ông đen dần và hóa than. Trong không khí thoảng mùi cháy khét của thịt người; loài người có thể cháy nhanh một cách đáng ngạc nhiên. Từ phía sau tôi có thể nghe tiếng thổn thức của những người Việt giờ đang tụ tập. Tôi đã quá sốc để khóc, quá bối rối để ghi chép hay đặt câu hỏi, quá ngỡ ngàng để cả suy nghĩ ... Khi cháy, ông ấy không hề cử động một cơ bắp nào, không hề bật ra một âm thanh nào, sự điềm tĩnh của ông thật trái ngược với cảnh những người đang rền rĩ khóc than xung quanh’’.
Năm nay kỷ niệm 50 năm ngày Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, nhờ ngọn lửa Ngài mà Việt Nam có nền hòa bình độc lập, Bắc Nam thống nhất. Ngài xả thân vì đạo, vì dân tộc, nên cái ch*t của Ngài trở thành bất tử.
Nghệ thuật có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng-thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức. Chẳng hạn nghệ thuật viết báo, nghệ thuật diễn thuyết, nghệ thuật nấu ăn, nghệ thuật đắc nhân tâm, Theo nghĩa này thường là một tài khéo đặc biệt nào đó. Một số khái niệm đi liền với nghệ thuật là nghệ sĩ, nghệ nhân. Sau đây, chúng ta tìm hiểu một số Chư tăng và Phật tử đã đóng góp trí tuệ, học thuật, văn thơ trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam.
1. Huyền Quang (1254-1334) tên thật là Lý Đạo Tái, người hương Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang. Nay là làng Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Học giỏi, đỗ cả thi hương, thi hội. Ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ (trạng nguyên) khoa thi năm 1272 hay 1274 và được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn của triều đình, tiếp sư Bắc triều, nổi tiếng văn thơ. Sau này ông từ chức rồi đi tu theo Trần Nhân Tông lên Trúc Lâm, là một Thiền sư Việt Nam, tổ thứ ba dòng Trúc Lâm Yên Tử. Ông là một nhà thơ lớn với nhiều bài thơ còn được lưu lại. Cùng với Trúc Lâm Đầu Đà Trần Nhân Tông và Pháp Loa, Huyền Quang được xem là một đại thiền sư của Việt Nam. Cùng với Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang cũng được người đời tôn vinh ngang hàng với sáu vị tổ của Thiền tông Trung Quốc hoặc 28 vị tổ của Thiền Ấn Độ. Thiền sư Huyền Quang trước tác rất nhiều tác phẩm, nhưng có 4 tác phẩm nổi tiếng như: - Ngọc tiên tập, Chư phẩm kinh, Công văn tập, Phổ huệ ngữ lục. Đây là một vài bài thơ tiêu biểu nhất của Thiền sư Huyền Quang:
Hoa cúc
Thấy hoa cúc nở biết trùng dương
(theo Thơ văn Lý-Trần)
Một đoá hoa vừa mới nở tung.
(Bản dịch của Nguyễn Lang).
Đọc qua những tác phẩm và thơ văn của Thiền sư, chúng ta thấy tâm hồn thoát tục, giải thoát giữa thế gian của Huyền Quang. Tác phẩm của ngài được giới học giả đánh giá rất cao. Đối với dòng văn học Lý Trần được xem như là kiệt tác văn chương. Ưu điểm ở chỗ là biết chan hòa giữa đạo và đời, giữa con người và thiên nhiên, giữa đạo pháp và dân tộc.
2. Pháp Loa (1284-1330) là một Thiền sư Việt Nam thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Sư là môn đệ của Trần Nhân Tông, là Tổ thứ hai của dòng thiền này. Sư là người ấn hành Đại tạng kinh tại Việt Nam khoảng năm 1329 và đã để lại nhiều tác phẩm Thiền học và luận thuyết về các kinh Nhập Lăng-già, Diệu pháp liên hoa, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Các tác phẩm của Sư còn được lưu truyền: - Đoạn sách lục; Tham thiền chỉ yếu; Kim cương đạo trường đà-la-ni kinh; Tán Pháp hoa kinh khoa sớ; Bát-nhã tâm kinh khoa. Tháng 12 năm 1319, Sư kêu gọi Tăng chúng và cư sĩ chích máu in Đại tạng kinh hơn 5000 quyển. Vua Trần Anh Tông cũng tự chích máu mình viết Đại tạng kinh cỡ nhỏ. Tiếc rằng về sau kinh này đã bị Trương Phụ thời nhà Minh phá hủy, ngày nay không còn.
3. Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên. Văn phong của ông được cho là sang trọng, có dư vị hoài cổ, giàu chất nhạc, với nhiều sắc thái Đông phương. Thời gian 1969-1973 Vũ Hoàng Chương là Chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam. Năm 1972 ông đoạt giải thưởng văn chương toàn quốc lần thứ hai. Ông còn được vinh danh là "Thi bá" Việt Nam. Ông có 10 tập thơ và 3 kịch thơ. Đặc biệt ông cũng có những bài thơ mang triết lý Phật giáo, cụ thể là bài thơ Lửa Từ Bi viết để dâng lên Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp Thiêu thân, ông viết tại Sài gòn ngày 15 tháng 7 năm 1963. Bài thơ này viết xong gởi đăng Nhật báo Tự do Sài Gòn ngày 28 tháng 7 năm 1963 bị kiểm duyệt bỏ trọn, đã được văn phòng chùa Xá Lợi ngay sau đó, quay thành những bản Roneo và phổ biến nhân ngày Chung thất của Bồ tát Quảng Đức. Lời nói đầu trong tập thơ Lửa Từ Bi năm 1963 có lời giới thiệu của Tỳ kheo Trí Quang[3]. Bài thơ Lửa Từ bi của ông đã gây một tiếng vang khá tốt cho giới Phật giáo trong tinh thần bảo vệ Phật giáo thời đó. Chứng tỏ ông cũng là người Phật tử thuần thành, có nghiên cứu đạo Phật sâu nên có được bài thơ bất hủ, vượt thời gian. Trong bài thơ có đoạn: “ Ngọc hay đá, tượng chẳng cần ai tạc! Lụa hay tre, nào khiến bút ai ghi! Chỗ người ngồi: một thiên thu tuyệt tác, Trong vô hình sáng chói nét Từ bi”. Nếu không phải là Phật Tử chắc chắn không viết được những dòng như vậy.
4. Nghệ sĩ Nhân dân Viễn Châu là một danh cầm đàn tranh và là soạn giả cải lương nổi tiếng tại Việt Nam. Ông được cho là người đã khai sinh ra thể loại cải lương tân cổ giao duyên và đã có công đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sĩ cải lương danh tiếng một thời. Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1924 tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả, là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012 để tôn vinh những đóng góp và thành tựu nghệ thuật của ông. Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành. Toàn bộ tác phẩm đều đã được đăng ký bản quyền. Điểm đáng nói ở đây, ông có rất nhiều bản vọng cổ viết về chủ đề Phật giáo như: Thích Ca tầm đạo, Tu là cội phúc, Trái tim bất diệt v.v…chứng tỏ Phật Giáo đã ăn sâu trong tiềm thức của ông. Xin trích dẫn một câu trong bài vọng cổ trái tim bất diệt: “Đại lộ mang tên hai nhà ái quốc mà ngày xưa đã nêu gương chí sỹ anh hùng, hôm nay cũng có một nhà sư đã tự thiêu mình, muốn cái ch*t để bảo tồn Phật pháp há ngại điều sanh tử tồn vong, nguyện cúng dường nhục thể tự thiêu thân miễn Phật giáo được trường tồn vĩnh cửu, đạo mất còn mới là điều hệ trọng, còn xác thân nay như cát bụi mà thôi”. Ở một khía cạnh nào đó, Viễn Châu quả thật là nhà hoằng pháp dưới danh nghĩa soạn giả cải lương. Bài vọng cổ ‘’Trái tim bất diệt’’ viết về Bồ tát Thích Quảng Đức qua giọng hát của Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga đã có một ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả thời bấy giờ, thôi thúc ý chí, sức mạnh của Tăng Ni và Phật Tử , góp tiếng nói vào công cuộc bảo vệ Phật Giáo Miền Nam thời bấy giờ.
Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thành lập năm 1981 tại Thủ đô Hà Nội, tập hợp 11 tông phái Phật Giáo. Phương châm hoạt động là Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa Xã hội. Có một số ít người cho rằng phương châm của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam không phù hợp trong thời đại mới và có ý sửa lại Đạo pháp- Dân tộc; cũng có người đề nghị sửa Đạo pháp - Dân tộc - Thời đại v.v… Theo tôi, phương ch*m đ*o pháp- Dân tộc- Chủ nghĩa Xã hội, đây là tập thể các cụ Trưởng lão Hòa thượng nhiều tông phái Phật Giáo thời đó đã thống nhất chọn, thì chúng ta không nên tự ý sửa đổi. Bản chất của phương châm đó đã nói lên tinh thần nhập thế của Đạo Phật, nó gắn bó, hài hòa, đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam sau năm 1975. Điều quan trọng nữa, giới Phật Giáo chúng ta nên tự hỏi rằng Giáo hội Phật Giáo Việt Nam trong thời gian qua đã làm gì cho Đạo pháp và Dân tộc ? Chúng ta có thể so sánh những thành quả đó đối với các triều đại, thể chế chánh trị trước năm 1975. Chúng tôi lạc quan cho rằng sự phát triển của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam trong các lãnh vực như Giáo dục, Văn hóa, Xã hội, Hoằng pháp, Kiến thiết, Phật giáo quốc tế, các lãnh vực này phát triển có thể nói không kém gì Phật giáo ở các cường quốc trên thế giới hiện nay, không thua gì các triều đại quốc giáo Việt Nam thời Đinh, Lê, Lý, Trần. Chúng ta thử điểm qua những lãnh vực như sau:
1. Giáo dục: Hiện nay Phật giáo Việt Nam có 4 Học viện, hơn 30 trường Trung cấp Phật học trên toàn quốc. Hiện nay có khoảng hơn 200 Tiến sĩ Phật học đã tốt nghiệp ở Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loàn, Anh, Mỹ, v.v…
2. Văn hóa: Phật giáo Việt Nam đã in được Đại tạng Kinh Việt Nam, dịch từ tiếng Pali, Sankrit và Hán tạng, in hơn 5.000 đầu sách nghiên cứu có giá trị học thuật cao. Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép cho 1 tờ báo Giác Ngộ và 4 Tạp chí để truyền bá tư tưởng Phật giáo, có khoảng 20 tờ nội san, tạp chí, ấn phẩm Phật học được in dưới dạng cấp phép do Cục Xuất bản ký.
3. Hoằng pháp: Có một Ban Hoằng pháp Trung ương và gần 60 Ban Hoằng pháp của các tỉnh thành trong cả nước, thành lập 1 Trường Cao cấp giảng sư để đào tạo chuyên ngành hoằng pháp. Bên cạnh đó, nhiều trang website Phật Giáo, nhiều đạo tràng (room) hoằng pháp trên dao diện Paltalk. Mỗi tỉnh thành, mỗi tự viện đều có tổ chức thuyết pháp vào những ngày lễ Phật Đản, Vu Lan, Sám hối, nhiều khóa tu dành cho sinh viên, học sinh, khóa tu Phật thất v.v… Có những khóa tu Phật đã thu hút hơn 500 người, 1.000 người, 3.000 người, có lúc lên đến 5.000 tham gia. Hai năm có Đại hội Hoằng pháp 1 lần ở mỗi tỉnh thành. Theo số liệu của Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 72.000.000 tín đồ Phật giáo
4. Từ thiện Xã hội: Thể hiện hạnh bố thí trong nhà Phật, Ban Từ thiện Trung ương và các Tỉnh thành đã không ngừng phát động tăng, ni và phật tử tham gia các phong trào từ thiện xã hội như xây nhà tình thương, làm đường , xóa cầu khỉ, cứu trợ thiên tai lũ lụt, trao học bỗng, tổ chức bếp ăn từ thiện, khám bịnh và phát Thu*c miễn phí v.v…Mỗi năm vận động Qũy Từ thiện hàng 100 tỷ đồng. Thậm chí còn làm từ thiện hỗ trợ người nghèo ở các quốc gia lân cận như Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia, Ấn Độ v.v…
5. Kiến thiết: Các ngôi chùa từ Bắc chí Nam đều được trùng tu khá đẹp, to lớn và hùng vĩ mang đậm nét văn hóa dân tộc Việt. Những đại già lam như Bái Đính (Ninh Bình); Bãi Bụt ( Đà Nẵng); Pháp viện Minh Đăng Quang (Tp. HCM); Đại bảo tháp Gotama (Q.9), Chùa Huê Nghiêm (Tp. HCM ) với kiến trúc độc đáo không kém gì các nước Phật Giáo trên thế giới. Đặc biệt, Học viện Phật Giáo Việt Nam ở Sóc Sơn- Tp. Hà Nội, Học viện Phật Giáo Việt Nam Tp. HCM đã xây dựng không kém các trường Đại học Phật Giáo trên thế giới.
6.Phật giáo Quốc tế: Hòa thượng Thích Minh Châu, Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Hòa thượng Thích Trí Quảng làm trưởng ban. Quý ngài và Phái đoàn Phật Giáo Việt Nam đã tham dự nhiều Đại hội Phật Giáo, hội thảo nổi tiếng trên thế giới. Đặc biệt, 10 năm qua Ban Phật Gíao Quốc Tế đã liên tục tham dự Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc. Điểm đáng ghi nhớ là năm 2008, chánh phủ Việt Nam và Giáo hội đã đăng cai tổ chức Phật Đản Liên hiệp quốc có hàng trăm quốc gia đến tham dự. Phật Giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Sakyagita- Hội nghị dành cho những người con gái của Đức Phật, quy tụ các nước Phật giáo trên thế giới đến Việt Nam
Phật giáo đồng hành cùng dân tộc.
Thứ nhất, chúng ta nhận thấy bản thân giáo pháp của đức Phật luôn sống động, thực tiễn, khoa học, nhân bản, nên người dân Việt Nam dễ dàng chấp nhận, ứng dụng trong đời sống hằng ngày, nhằm để chuyển hóa thân tâm, sống có hạnh phúc và an lạc.
Giáo pháp của đức Phật dành cho mọi tầng lớp, từ vua chúa, những người lãnh đạo quốc gia cho đến người dân bình thường cũng có thể áp dụng Phật Pháp để xây dựng tốt xã hội, giúp cho đời sống mọi người ấm no, hạnh phúc.
Thứ hai, những người lãnh đạo Phật Giáo và những người xuất gia biết khế lý, khế cơ để lấy chánh pháp phụng sự cho xã hội, lấy chánh pháp tu thân, tạo an lành và hạnh phúc ngay trong thế gian này. Trong giai đoạn sau năm 1975, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thống nhất được các hệ phái Phật giáo thành một tiếng nói chung.
Điểm này cho thấy khó có quốc gia Phật giáo nào trên thế giới thực hiện được. Các lãnh vực Văn hóa, Xã hội, Từ thiện, Giáo dục v.v.. Phật giáo gần đây đã phát triển không thua kém với các nước Phật giáo trên thế giới. Đồng thời, các ngôi chùa Phật Giáo Nam Tông Khơme miền Tây Nam bộ cũng phát triển rất khả quan, kiến trúc hùng vĩ, thiêng liêng, đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc. Các Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước các tỉnh miền Tây cũng được cho phép hoạt động theo nhu cầu địa phương, hai năm có tổ chức Hội nghị một lần ở từng tỉnh thành khác nhau. Từ những điểm nổi bậc ở trên, chúng ta có khả khẳng định Phật giáo luôn đồng hành cũng dân tộc.