Nói về Pháp nạn Phật giáo 1963, đây là một biến cố lớn không những đối với đạo Phật tại miền Nam Việt Nam mà còn cho cả chế độ Sài Gòn lúc bấy giờ. Biến cố Phật giáo 1963 đã đóng góp vào sự vươn mình của dân tộc cũng như cho những chuyển động trí thức nhân bản hơn của nhân loại trong thập niên 60.
Pháp nạn lịch sử 1963 đã khẳng định Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc trong mọi hoàn cảnh. Phật giáo hòa vào dân tộc như nước với sửa, như tim với óc của một cơ thể con người.
Trong Pháp nạn Phật giáo 1963 rất nhiều máu đỏ đã chảy, cũng như tốn rất nhiều bút mực để ghi chép và lưu trữ lại những chứng tích và suy nghiệm của một giai đoạn lịch sử đầy ấn tượng ở miền Nam trong lần trở mình bi thương, hùng tráng của dân tộc và Phật giáo tại miền Nam Việt Nam.
Được sống và chứng kiến trang lịch sử vàng son của Phật giáo và dân tộc trong Pháp nạn 1963, giờ đây hồi tưởng lại mà lòng cảm thấy vô cùng tự hào về những gì tăng, ni, phật tử đã làm được trong biến cố Phật giáo 1963.
Hòa cùng dòng chảy của biến cố pháp nạn 1963, tại Khánh Hòa nhiều cuộc biểu tình, tuyệt thực được tổ chức quy mô, gây được ảnh hưởng sâu rộng trong toàn thể đồng bào phật tử và quần chúng nhân dân. Tuyệt thực ở chùa Tỉnh hội, ở Phật Học viện Hải Đức Nha Trang, ở Nhà Thông tin Khánh Hòa, cuộc xuống đường biểu tình của Tăng, Ni Phật tử và sinh viên, học sinh ở trước toà hành chính tỉnh Khánh Hòa Mặc dù chính quyền Khánh Hòa lúc bấy giờ thẳng tay đàn áp, chùa chiền bị phong tỏa, những lãnh đạo Tăng Ni, Phật tử bị giam cầm, đồng bào hưởng ứng bị Kh*ng b*, đàn áp.
Bài kệ Kính dâng thập phương chư Phật của Bồ tát Quảng Đức viết ngày 08 tháng 4 nhuần Quý Mão (1963) dù đã 50 năm qua nhưng nay đọc lại vẫn trào dâng xúc cảm:
Ai đã sống trong thời pháp nạn 1963 và được chứng kiến cảnh tượng bi tráng, hào hùng độc nhất vô nhị này đều biết, khi Bồ Tát Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt, toàn thân ngài không tỏ vẻ đau đớn mà ngài vẫn điềm nhiên trong tư thế ngồi Thiền.
Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã hóa thân, trước hàng ngàn các tăng, ni và phật Tử đứng gần đó để cầu nguyện, cùng hàng trăm các phóng viên ngoại quốc. Lực lương an ninh của chế dộ Sài Gòn được điều động đến để trấn áp và phá hoại cuộc tự thiêu nhưng đều thất bại, đã chứng tỏ Phật giáo Việt Nam ở trong lòng dân tộc, luôn luôn đồng hành và gắn kết cùng dân tộc và được đồng bào phật tử nhân dân ủng hộ trong mọi hoàn cảnh, bất cứ ở đâu và lúc nào.
Đánh giá về phong trào tranh đấu Phật giáo năm 1963 ở miền Nam các nhà bình luận đã viết: “Trong ba biến cố cao điểm của phong trào đấu tranh Phật giáo năm 1963- cái ch*t của 8 Phật tử đêm 8/5/1963 tại đài phát thanh Huế, cuộc tự thiêu của HT.Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 và chiến dịch “nước lũ” tổng tấn công chùa chiền đêm 20 rạng ngày 21/8/1963- là ba biến cố lịch sử quan trọng của phong trào Phật giáo tranh đấu..”
Nhà thơ Vũ Hoàng Chương trong bài thơ “Lửa từ bi” cảm tác:
Noi gương “Ngon lử từ bi” của Bồ tát Quảng Đức, Ni cô Thích Nữ Diệu Quang, năm ngày sau chiến dịch nước lũ, đã tự thiêu vào lúc 8 giờ 30 ngày 26.6 năm Quý Mão, tức ngày 15.8.1963.
Thánh tử đạo Diệu Quang, thế danh là Ngô Thị Thu Minh, tự Minh Nguyệt, sinh ngày 11.01.1936, tại xã Phù Cát, quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, mãnh đất cố đô thần kinh thơ mộng, điểm khởi đầu cho mùa Pháp nạn 1963.
Thánh tử đạo Diệu Quang đã tự thiêu vào lúc 8 giờ 30 ngày 26.6 năm Quý Mão, tức ngày 15.8.1963, tại đối diện trường Hòa Nguyên (hiện nay là nhà trẻ Hướng Dương, gần ngã ba đi lên ga xe lửa Ninh Hòa), thuộc Tổ 4, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, trụ thế 27 năm. Đây cũng chính là vùng đất địa linh, nhân kiệt. Nơi mà Bồ tát Quảng Đức đã nhiều năm hành đạo và đã khai sơn 14 ngôi chùa tại Khánh Hòa.
Đúng như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:
Sau ngày Thánh tử đạo Diệu Quang tự thiêu Tăng, Ni, Phật giáo đồ Ninh Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa đứng lên biểu tình đòi trả lại thi hài của Ni cô. Cuộc biểu tình này ngay lập tức bị đàn áp dã man của nhân viên công lực, khiến gần 30 người bị thương và trên 200 thiện tín bị bắt.
Sau đó, nhà cầm quyền cho bao vây chùa Tỉnh Hội và Phật học viện Hải Đức Nha Trang, nhốt hơn 300 Tăng Ni và thiện tín trong đó, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Trong 3 ngày hai chùa này bị đàn áp dã man, cắt điện, cắt nước và kết quả của cuộc đàn áp có 4 Tăng, 1 Ni và 3 Phật tử bị trọng thương, 2 vị tăng khác bị quăng xuống hồ và được gia đình phật tử ở Phước Hải vớt lên. Rất đông học sinh phật tử bị bắt, nhiều nhất là các nữ sinh Phật tử.
Ngọn đuốc Diệu Quang là ngọn đuốc thứ tư của mùa Pháp nạn 1963.
Theo dòng lịch sử mùa Pháp nạn, Đại đức Thích Quảng Hương- thế danh Nguyễn Ngọc Kỳ, đạo hiệu Bảo Châu, sinh ngày 28-7-1926 tại xã An Ninh, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, một cựu học Tăng của Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang- đã tự thiêu tại trước chợ Bến Thành Sài Gòn vào lúc 12 giờ 5 phút ngày 05-10-1963 để phản đối chính sách kỳ thi tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Đại đức đã để lại lời tâm huyết bất hủ:
Hộ trì Phật giáo được miên trường.
Và nối tiếp là 24 vị Thánh tử đạo thiêu thân cùng 57 vị bị sát hại, thủ tiêu, Phật giáo mới qua được mùa Pháp nạn 1963.
Xin được cung kính trích dẫn lời của cố Đại lão Hòa thượng Thích Từ Nhơn xúc động nói về Trái tim bất tử Bồ Tát Quảng Đức để kết thúc phần chia sẻ như một lời nhắn gửi: “Hi vọng khi hoàn thành tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức tại ngay nơi ngài đã tự thiêu ở TP.Hồ Chí Minh, trái tim ngài sẽ được đưa về gìn giữ ở chính nơi này để phật tử, dân chúng được chiêm ngưỡng, thờ phụng!”. Đó là trái tim thiêng liêng mà vị Bồ tát đã để lại cho hậu thế như lời nhắn nhủ rằng dù thế cuộc có thăng trầm thì đạo pháp vẫn trường tồn và sự công bằng, hòa bình cuối cùng vẫn sẽ đến với nhân dân.
“Cuộc tranh đấu thần thánh của Phật giáo Việt Nam đã góp một phần không nhỏ vào cuộc Cách mạng ngày 01/11/1963 lật đổ chế độ cường quyền họ Ngô. Phật giáo đã tô đậm nét vàng son hào hùng vào lịch sử dân tộc, lịch sử Phật giáo. Phật giáo đã nói lên tiếng nói bất khuất của dân tộc trước cường quyền…
Cuộc tranh đấu của Phật giáo Việt Nam từ ngày 08/5/1963 tới ngày 01/11/1963 đã mở ra kỷ nguyên mới cho Phật giáo Việt Nam: Kỷ nguyên của tranh đấu bất bạo động mà chiến thắng được cường quyền…”
Trí Bửu
Tham luận tại Hội thảo Khoa học 50 năm Phong trào Phật giáo miền Nam 1963-2013 tại Bình Dương ngày 11/06/2013