Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Phát hiện đột biến gen của virus gây bệnh Covid-19

Dân trí Một biến đổi gen mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện ở Ấn Độ được xem có thể gây trở ngại cho việc phát triển vắc-xin toàn cầu hiện tại, các nhà nghiên cứu nhận định. 70 vắc xin trị Covid-19 đang được phát triển Trung Quốc lần đầu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 trên người Vì sao WHO nói phải mất 18 tháng mới có vắc xin phòng virus corona?

Theo các nhà khoa học từ Australia và Đài Loan, một chủng virus corona được phân lập ở Ấn Độ bị phát hiện mang theo một biến đổi gen có thể tác động tiêu cực tới việc phát triển vắc-xin Covid-19 hiện nay trên toàn cầu. 

Theo nghiên cứu nói trên, đột biến của virus corona được xem đã diễn ra ở phần protein gai giúp mầm bệnh bám vào tế bào người.

Giới khoa học từ trước tới nay đưa ra giả thuyết rằng các gai protetin của virus bám vào các tế bào của enzyme ACE2 thường xuất hiện ở phổi người bệnh gây nên bệnh suy hô hấp. Cơ chế này khá tương đồng với cách thức mà virus SARS tấn công con người cách đây gần 20 năm.

Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu đang đi theo giả thuyết nói trên để chế ra vắc-xin. Tuy nhiên, nếu thực sự có biến đổi gen ở phần gai protein của virus corona, nỗ lực nghiên cứu hiện tại có thể trở nên không còn nhiều ý nghĩa, theo SCMP.

Nhiên cứu dẫn đầu bởi ông Wei-Lung Wang từ Đại học đại học sư phạm Chương Hóa ở Đài Loan và các đối tác từ đại học Murdoch của Australia đã chỉ ra sự biến đổi gen ở phần gai protein của virus gây ra Covid-19.

Nghiên cứu được đăng hồi cuối tuần qua trên trang biorxiv.org đã đưa ra nhận định rằng phát hiện về đột biến gen của SARS-CoV-2 tại protein gai khiến“những dự án phát triển vắc-xin Covid-19 hiện tại đối mặt với rủi ro lớn có thể trở nên vô ích”.

Theo SCMP, dù chuỗi đột biến gen mới được viện Virus học quốc gia Ấn Độ phát hiện từ một bệnh nhân ở Kerala hồi tháng 1, nhưng trình tự đầy đủ của bộ gen mới được công bố cho cộng đồng nghiên cứu quốc tế hồi tháng trước.

Bệnh nhân mang virus đột biến là một sinh viên y khoa trở về từ Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Nhưng cấu tạo của virus bị đột biến này không giống bất cứ mẫu nào đã được phát hiện ở Vũ Hán trước đó, cũng như trên thế giới.

Với sự biến đổi ở gai protein, virus biến đổi gen này có thể sẽ ít khả năng bám vào enzyme ACE2 như các nhà khoa học hiện tại vẫn đang nhận định.

Tuy nhiên, SCMP cũng nhấn mạnh rằng nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Đài Loan và Australia hiện vẫn chưa được bình duyệt nên sẽ cần nhiều hơn ý kiến từ các chuyên gia.

Sự bất thường của virus SARS-CoV-2 đã nhiều lần khiến giới khoa học trên thế giới “đau đầu”. Ví dụ, nó đã lây lan cho rất nhiều bệnh nhân trên toàn cầu nhưng cấu trúc gen của nó vẫn tương đối ổn định.

Nhiều nhà nghiên cứu đặt ra giả thuyết rằng virus có thể đã lây lan âm thầm trên con người trong một khoảng thời gian dài và phát triển thành một dạng không cần phải thay đổi quá nhiều để phù hợp với các môi trường khác nhau trên những cơ thể người khác nhau.

Ngoài ra, cũng có những ý kiến khác lo ngại rằng những gì mà con người biết về SARS-CoV-2 cho tới nay có thể mới chỉ là “phần nổi của tảng băng”.

Nhiều chuyên gia y tế cho rằng cần ít nhất khoảng 12-18 tháng để phát triển vắc-xin Covid-19. Nhiều dự án phát triển vắc-xin hiện được xem là “rất hứa hẹn”.

Đức Hoàng

Theo SCMP

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/the-gioi/phat-hien-dot-bien-gen-cua-virus-gay-benh-covid-19-20200414070535062.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tỷ lệ viêm loét dạ dày - tá tràng ngày càng tăng ở Việt Nam, thủ phạm chính gây ra căn bệnh này chính là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori.
  • Huế đã triển khai thành công việc chẩn đoán sàng lọc và điều trị ung thư dạ dày sớm qua nội soi với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Nhật Bản.
  • Kỹ thuật nội soi mới giúp các bác sĩ phát hiện sớm chứng teo niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, chán ăn. Trước đó bệnh hay bị nhầm với viêm dạ dày.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Kính chào Mangyte, Em có thắc mắc về việc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung. Em biết là ở BV Từ Dũ và Pasteur đều có. Thời gian và giá từng mũi chích hiện tại có dao động nhiều không? Mong Mangyte giải thích dùm em. Em rất cám ơn! (Ngọc - tran...@gmail.com)
  • Kính gửi Mangyte, Em 40 tuổi, là nam giới. Xin bác sĩ cho em hỏi, em muốn tiêm ngừa vacxin HPV có được không ạ? Nếu tiêm được, cho em biết thủ tục như thế nào? Em có thể đến trung tâm y tế nào để tiêm ngừa? Chi phí tiêm ngừa như thế nào? Xin chúc sức khỏe và cám ơn bác sĩ! (L.H.Q. - huy…@yahoo.com.vn)
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Vắc xin sởi giúp ngăn ngừa bệnh sởi trước bệnh. Có tác dụng trị bệnh cho trẻ bị sởi nhưng không hết hoàn toàn trong 1 liều.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY