Bạn nên biết hôm nay

Phát hiện và điều trị viêm niệu đạo

Tôi đi tiểu són và bị đau ở bọng đái nhưng cảm giác này chỉ xuất hiện cách đây vài giờ. Như vậy có phải viêm niệu đạo? Cách điều trị thế nào mong bác sĩ chỉ dẫn.
Lê Viết Hải (lehai1985@gmail.com)

viêm niệu đạo do nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn gây bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c hoặc các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiểu (còn gọi là nhiễm khuẩn bàng quang) hoặc do những thói quen sinh hoạt hằng ngày không đúng cách của nam giới. Nam giới bị viêm niệu đạo thường có những biểu hiện như: cảm giác bỏng rát và đau khi đi tiểu là triệu chứng điển hình của viêm niệu đạo. Người bệnh cũng có thể cảm giác muốn đi tiểu nhiều hơn bình thường. Các triệu chứng khác có thể bao gồm ngứa, đau hoặc sưng ở D**ng v*t, đau khi giao hợp hoặc có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch. Một số bệnh nhiễm khuẩn cũng có thể được kết hợp với dịch tiết ra từ D**ng v*t. viêm niệu đạo nếu lây lan đến các cơ quan khác trong đường Sinh d*c hoặc đường tiểu hoặc đường máu, nó có thể có các dấu hiệu sau đây: đau lưng, đau bụng, sốt cao, buồn nôn, nôn, sưng khớp và các triệu chứng bệnh khác khắp cơ thể. Tuy nhiên, một số trường hợp nhiễm bệnh nhưng không có biểu hiện gì. Để chẩn đoán nguyên nhân gây viêm niệu đạo cần xét nghiệm chất tiết, mủ, nước tiểu lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, đôi khi cần nhuộm, soi hoặc nuôi cấy dịch tiết niệu đạo. Trường hợp của bạn nên đi khám càng sớm càng tốt vì viêm niệu đạo nếu không được khám và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như: viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, suy thận mạn tính,… thậm chí là vô sinh ở nam giới.

BS. Vũ Hồng Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/phat-hien-va-dieu-tri-viem-nieu-dao-n142526.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY