Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Phẫu thuật bảo tồn thành công cẳng chân bị dập nát cho bé trai 7 tuổi

Ngày 16/12, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết vừa phẫu thuật bảo tồn thành công cẳng chân bên phải cho bé trai bị máy xúc múc phải khiến cẳng chân dập nát nghiêm trọng.

T*i n*n hy hữu xảy đến với bé nguyễn trường h. (7 tuổi, ở thanh hóa) lúc 15 giờ ngày 6/12/2020 khi bé ngồi chơi trên nền nhà đang xây sửa. sau T*i n*n, cháu bé được đưa đến bệnh viện huyện để sơ cứu vết thương rồi chuyển đến bệnh viện nhi trung ương vào giờ thứ 9 sau T*i n*n.

Tiếp nhận bệnh nhi trong tình trạng mất nhiều máu, da xanh, niêm mạc nhợt, các bác sĩ khoa cấp cứu chống độc, bệnh viện nhi trung ương đã cho cháu truyền máu, truyền kháng sinh và Thu*c giảm đau, tiêm phòng uốn ván.

Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn. T*i n*n gãy hở dập nát cẳng chân phải khiến trẻ bị mất đoạn xương chày, gãy xương mác 2 đoạn, tổn thương bó mạch thần kinh chày sau, dập nát cơ, lóc da cẳng chân. do thương tích nghiêm trọng, bệnh nhi đứng trước nguy cơ phải phẫu thuật cắt cụt 1/3 trên cẳng chân bị dập nát.

Thạc sĩ, bác sĩ nguyễn vũ hoàng, khoa chỉnh hình nhi, người trực tiếp mổ cho bé h cho biết, 2 giờ sau nhập viện, cháu bé được chuyển lên khu phẫu thuật. trong quá trình làm sạch vết thương, các bác sĩ nhận thấy cẳng chân của bé vẫn còn bó mạch thần kinh chày trước và gân gót achille. “đây là hy vọng để chúng tôi quyết tâm bảo tồn phần chân phải đã dập nát của cháu bé”, bác sĩ hoàng chia sẻ.

Bệnh nhi được các bác sĩ cắt lọc da, cơ dập nát, khâu cầm máu, kết hợp xương chày bằng đinh Kirschner, khâu nối cơ, đặt dẫn lưu, khâu da thưa, băng ép và đặt nẹp bột đùi cẳng bàn chân phải. Sau phẫu thuật, bé H tiếp tục được các bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh, truyền dịch, truyền máu, truyền đạm, xét nghiệm để chống nhiễm trùng vết mổ.

Nhận định về tình trạng của bệnh nhi, Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Hải Đức, Trưởng Khoa Chỉnh hình nhi cho biết, sau phẫu thuật, bệnh nhi vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như: hoại tử chi dẫn đến phải cắt cụt phần chi tổn thương, nhiễm khuẩn, viêm xương.

Sau 5 ngày phẫu thuật, các bác sĩ và gia đình đã có hy vọng khi nhận thấy bàn chân phải của bé tiến triển tốt với dấu hiệu bàn chân hồng ấm, có thể cử động được.

Bác sĩ đức cho biết, việc bảo tồn chân cho em bé có thể coi là thành công. tuy nhiên, do tổ chức cơ và da dập nát nhiều, có dấu hiệu hoại tử, bệnh nhi sẽ cần phải phẫu thuật để cắt lọc tổ chức hoại tử và ghép da, cơ. cháu bé còn cần được tập phục hồi chức năng, đi giầy chỉnh hình để phục hồi khả năng vận động.

(TTXVN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/y-te/phau-thuat-bao-ton-thanh-cong-cang-chan-bi-dap-nat-cho-be-trai-7-tuoi-20201216181059670.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Mẹ cháu bị u nấm phổi và đang rất bi quan, vì vậy cháu muốn hỏi chi phí phẫu thuật và điều trị hết bao nhiêu tiền và tỉ lệ thành công có cao không, khoảng bao nhiêu %. Liệu sau khi phẫu thuật xong có bị tái phát lại không? Cháu xin chân thành cảm ơn,
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Nếu bạn được chuẩn đoán là mắc bệnh ung thư khi còn là thanh-thiếu niên, việc cân nhắc về khả năng sinh sản sau này là rất quan trọng nếu bạn muốn có con
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY