Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi bị lồng ruột non hiếm gặp

Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, đến ngày 9/3, sức khỏe của bé K.Đ.H (8 tuổi, ngụ huyện Định Quán, Đồng Nai) bị lồng ruột non hiếm gặp đã ổn định. Bé ăn được sữa, hết sốt, bụng không chướng, tình trạng nhiễm trùng giảm và sẽ được xuất viện trong 3 ngày tới.

Trước đó, ngày 3/3, bé k.đ.h. nhập viện trong tình trạng đau bụng từng cơn, liên tục nôn ra dịch màu xanh, bụng chướng tăng dần, sốt. người nhà bệnh nhi cho biết, bé bắt đầu có những cơn đau từ trước đó mấy ngày, gia đình đưa đến điều trị ở bệnh viện tuyến dưới nhưng tình trạng của bé không giảm nên được chuyển lên bệnh viện nhi đồng đồng nai tiếp tục điều trị.

Qua kiểm tra, kết hợp xét nghiệm máu, siêu âm, chụp x-quang, chụp cắt lớp vi tính, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi k.đ.h. có tình trạng tắc ruột non khá nặng, có dấu hiệu hoại tử ruột và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp. tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện bệnh nhi có khối lồng ruột dài khoảng hơn 30 cm, có nhiều điểm hoại tử chảy dịch màu đen, có mùi hôi, khối lồng cách góc tá - hỗng tràng khoảng 90 cm, cách góc hồi manh tràng 170 cm. các bác sĩ đã tiến hành cắt bỏ đoạn ruột chứa khối lồng hoại tử và khâu nối lại ruột cho bệnh nhi.

Bác sĩ chuyên khoa ii bùi đình hà, khoa ngoại tổng hợp - bệnh viện nhi đồng đồng nai cho biết, trường hợp bệnh nhi k.đ.h khá hiếm gặp, chiều dài ruột trong khối lồng khoảng 150 cm, trong lòng chứa 1 polyp hỗng tràng kích thước khoảng 2 x 3 cm có cuống. trường hợp này nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng, viêm phúc mạc toàn thể do hoại tử ruột, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng và nặng nhất là nguy cơ Tu vong rất cao.

Theo các bác sĩ, lồng ruột là tình trạng hai đoạn ruột chui vào nhau gây tắc nghẽn sự lưu thông của ruột. trong đó tình trạng lồng ruột non rất hiếm gặp chỉ chiếm 1 - 10% trong các loại lồng ruột ở trẻ em. các bác sĩ bệnh viện nhi đồng đồng nai khuyến cáo người dân, các bậc phụ huynh cần chú ý con, cháu mình thật kỹ, nếu có những biểu hiện lạ như những cơn đau bụng đột ngột hoặc tình trạng nôn ói thì nên đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa nhi để thăm khám và phát hiện sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm và có hướng điều trị kịp thời.

Lê Xuân (TTXVN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/benh-vien-bac-si/phau-thuat-thanh-cong-cho-mot-benh-nhi-bi-long-ruot-non-hiem-gap-20210309173207944.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Mẹ cháu bị u nấm phổi và đang rất bi quan, vì vậy cháu muốn hỏi chi phí phẫu thuật và điều trị hết bao nhiêu tiền và tỉ lệ thành công có cao không, khoảng bao nhiêu %. Liệu sau khi phẫu thuật xong có bị tái phát lại không? Cháu xin chân thành cảm ơn,
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY