Sức khỏe hôm nay

Phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa

Thời tiết chuyển mùa khiến cho số lượng bệnh nhân nhập viện tăng đột biến, gây tình trạng quá tải tại các chuyên khoa nội hô hấp, nhi.
hời tiết chuyển mùa">thời tiết chuyển mùa khiến cho số lượng bệnh nhân nhập viện tăng đột biến, gây tình trạng quá tải tại các chuyên khoa nội hô hấp, nhi. Cùng với đó các bệnh dịch như thủy đậu, quai bị, cúm tăng nhanh đặc biệt số trẻ sốt phát ban dạng sởi có diễn biến bất thường. Vì vậy việc chủ động phòng bệnh, thực hiện khuyến cáo của Bộ Y tế là vô cùng quan trọng.

Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Nam bộ trong những ngày qua bước vào mùa khô với nắng nóng gay gắt khiến nhiều người già và trẻ em phải nhập viện với các bệnh về hô hấp và tiêu chảy. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, thông thường mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khám và điều trị cho khoảng 3.000 - 4.000 lượt bệnh nhân, nhưng từ đầu tháng 4 đến nay, số bệnh nhân đã tăng lên tới gần 7.000 lượt/ngày. Số lượng bệnh nhân điều trị nội trú cũng tăng từ 1.200 -1.300 trẻ lên tới 1.600 -1.700 trẻ/ngày. Trong đó, hô hấp và tiêu chảy là 2 bệnh lý thường gặp ở trẻ trong giai đoạn chuyển mùa này.

Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng đang gặp tình trạng quá tải với số lượng bệnh nhân tới khám và điều trị lên đến 7.000 lượt/ngày, chủ yếu vẫn là các ca bệnh về hô hấp, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Trong khi đó, một số dịch bệnh khác cũng chưa giảm như bệnh sởi, thủy đậu, sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng bắt đầu vào mùa, khiến các phòng bệnh của Bệnh viện Nhi Đồng 1 luôn quá tải.

Tại miền Bắc, thời tiết diễn biến khá phức tạp. Trong một ngày thời tiết liên tục thay đổi từ nắng sang mưa, từ oi nóng sang se lạnh khiến cho các bệnh viện quá tải. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2 tháng trở lại đây luôn trong tình trạng quá tải trầm trọng, đặc biệt là bệnh nhân nội trú, trung bình khoảng 1.400 nay đã tăng vọt lên đến 1.700 ca. Riêng trong ngày 3/4, con số chính xác là 1.693 bệnh nhân nằm nội trú.

Tại khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai, số bệnh nhi đến khám, nhập viện cũng tăng gấp đôi so với trước đó. Mỗi đêm trực trước đây chỉ từ 50 - 60 bệnh nhi đến khám thì những ngày đầu tháng 4 bệnh nhi tăng vọt từ 100 - 120 bệnh nhân. Trong đó phần lớn là bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp như sốt virut, viêm mũi, họng, viêm phổi, sởi. Hiện tại khoa chỉ có khoảng 60 giường bệnh nhưng số bệnh nhân nội trú luôn ở mức 140 bệnh nhân, khiến bệnh nhi phải nằm ghép 3 - 4 người/giường.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện nay thời tiết diễn biến bất thường tạo điều kiện thích nghi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh. Đối với trẻ gặp nhiều vấn đề sức khỏe do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Vì vậy, trước hết, để phòng bệnh cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo của ngành y tế. Bên cạnh đó, cần theo dõi và có biện pháp để giữ gìn sức khỏe bằng cách:

Ăn uống cân bằng: Trong bữa ăn hàng ngày cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất đặc biệt là vitamin C để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể, vitamin C còn có thể đẩy các chất có hại ra ngoài tế bào bạch huyết, phục hồi khả năng các tế bào bị thương tổn. Lúc bị cảm hoặc bị sốt, nồng độ vitamin C trong tế bào bạch huyết sẽ giảm thấp. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm: Cam, quýt, lê, bưởi, dâu tây, rau cần, ớt xanh,... Ngoài ra, các thực phẩm cần tăng cường là tôm, cua, hàu, thịt nạc, gan lợn, các loại cá, lòng đỏ trứng... chứa kẽm có thể trực tiếp khống chế sự sinh sôi nảy nở của virut cảm, đồng thời tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, các loại gia vị nhất là tỏi cũng rất tốt cho sức khỏe.

Tăng cường các hoạt động thể lực có lợi cho sức khỏe: Cụ thể, ngủ đúng giờ, đủ giấc giúp nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, cần tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt, chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa vi khuẩn lây bệnh. Rửa tay sạch sẽ - đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa cũng sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình.

Ngoài ra, cần hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, nơi gió lùa mạnh, đi đường cần mang khẩu trang để tránh tác động xấu tới đường hô hấp khi hít phải không khí ô nhiễm. Trẻ cần được mặc ấm vừa đủ và ăn uống đủ chất, vệ sinh sạch sẽ. Các bệnh về đường hô hấp và truyền nhiễm rất dễ lây qua tiếp xúc, trong gia đình khi có người nhiễm bệnh cần có ý thức phòng tránh bằng cách sử dụng các vật dụng cá nhân riêng cho người bệnh, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần... để không lây bệnh sang các thành viên khác.

Đối với những bệnh nhân cao tuổi, mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn phòng bệnh và điều trị dự phòng của bác sĩ, cần đến sớm các cơ sở y tế chuyên sâu để điều trị kịp thời tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra khi đến trong tình trạng suy hô hấp nặng.

Hiện một số trẻ phải điều trị tại bệnh viện kéo dài do các bậc phụ huynh tự ý mua Thu*c kháng sinh cho trẻ uống dẫn tới phản ứng nhờn Thu*c. Nhiều phụ huynh cho trẻ dùng kháng sinh corticoid gây hiện tượng che lấp triệu chứng gây khó khăn trong việc điều trị và phát hiện bệnh. Vì vậy, tuyệt đối không tự ý sử dụng Thu*c khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Khi có biểu hiện bất thường cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Để phòng chống bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo các bà mẹ cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi tiêm chủng vắc-xin sởi đầy đủ, đúng lịch. Bộ Y tế đang chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng trong cả nước, đặc biệt là các địa phương xảy ra dịch sởi tăng cường các hoạt động giám sát, hướng dẫn việc cách ly, tổ chức điều trị kịp thời để hạn chế tối đa các trường hợp mắc, biến chứng và Tu vong do sởi.

Tiêm vắc-xin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc-xin sởi lúc 9 - 11 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc-xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%. Sau khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi trẻ mắc sởi thì trẻ sẽ có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.

Theo kết quả giám sát của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tỷ lệ trẻ mắc bệnh sởi trong số các trường hợp có sốt phát ban nghi sởi là rất cao (trên 70%). Do vậy, khi phát hiện trẻ có sốt, phát ban, cần thông báo và đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phong-benh-cho-tre-khi-thoi-tiet-chuyen-mua-17350.html)

Tin cùng nội dung

  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến mang tai (một trong ba cặp của tuyến nước bọt và nằm ở phía trước dưới của tai). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 5 đến 9 tuổi.
  • Thủy đậu (trái rạ) là một dạng bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Người chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?