Ngoại Thận - Tiết niệu hôm nay

Điều trị ngoại khoa theo hướng chuyên sâu với các bệnh lý Thận - Tiết niệu, bao gồm chữa trị các chứng bệnh tiền liệt tuyến (u xơ và ung thư) bằng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua niệu đạo; phẫu thuật khâu treo âm đạo vào u nhô trong điều trị bệnh lý sa sàn chậu ở nữ qua nội soi ổ bụng; phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần, thay thế bàng quang bằng ruột non, ruột già (phẫu thuật Camay). Các bệnh lý thường gặp như: ung thư bàng quang, sỏi hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương thận, chấn thương niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến,...

Phòng viêm tiết niệu khi mang thai

Viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp ở nữ giới, đặc biệt xảy ra tần suất cao đối với các trường hợp mang thai.
Viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp ở nữ giới, đặc biệt xảy ra tần suất cao đối với các trường hợp mang thai. Bất cứ bộ phận nào trong hệ tiết niệu đều có thể bị nhiễm khuẩn, kể từ thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Các ổ nhiễm khuẩn có thể phát hiện sớm trước lúc mang thai hoặc song song trong suốt thai kỳ. Điều đặc biệt lưu ý là phụ nữ có thai bị viêm đường tiết niệu có thể gây đẻ non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh… Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh những biến chứng khôn lường.

Nguyên nhân nào gây viêm tiết niệu?

Viêm đường tiết niệu là bệnh do vi khuẩn điển hình là E.coli và vi trùng gây nên. Ngoài ra, cấu tạo giải phẫu của hệ tiết niệu cũng như tính chất nghề nghiệp và lối sống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây bệnh. Ở phụ nữ, niệu đạo ngắn hơn nam giới, *m đ*o và hậu môn tương đối gần nhau và nằm trên cùng một bình diện, do đó dễ bị lây nhiễm bệnh lý từ bộ phận này qua bộ phận kia. Ngoài ra, còn do các nguyên nhân sau:

Nhịn tiểu quá lâu: Khi nhịn tiểu quá lâu sẽ làm cho viêm nhiễm tăng lên gấp nhiều lần.

Do thói quen sinh hoạt như mang giày cao gót thường xuyên làm ảnh hưởng đến xương hông và xương sống khiến tiểu tiện không đều, dễ bị viêm nhiễm đường tiết niệu.

Đang mang thai: Do thay đổi cấu trúc của xương chậu khi mang thai, phụ nữ mang thai cũng bị mất nhiều nước hơn bình thường, giảm số lần đi tiểu là một trong những nguyên nhân để các vi khuẩn gây viêm nhiễm hoành hành.

Do rối loạn thần kinh có chức năng kiểm soát bàng quang và một số loại Thu*c uống cũng dễ khiến nữ giới bị viêm đường tiết niệu.

Phụ nữ bị tiểu đường, đặc biệt những người bị tiểu đường không kiểm soát được cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Dấu hiệu nhận biết

Khi bị mắc bệnh, người bệnh lúc nào cũng có cảm giác nóng rát khi tiểu tiện, đái rắt, đái buốt, đái khó, đôi khi ra máu (lượng nước tiểu ít và bắt sản phụ phải rặn tiểu trong mỗi lần tiểu tiện). Bệnh nhân sẽ có hiện tượng sốt, đau ở lưng, hông, dưới sườn và nôn ói khi có biểu hiện nhiễm khuẩn. Xét nghiệm cặn lắng nước tiểu: thấy chứa các tế bào mủ, vi khuẩn, hồng cầu nhiều trên vi trường.

Biến chứng nguy hiểm của viêm đường tiết niệu nếu không được chữa trị kịp thời.

Viêm thận, bể thận cấp; Áp-xe quanh thận; Nhiễm khuẩn huyết; Suy thận cấp..., trong đó viêm bể thận là hay gặp hơn cả. Đây là hình thái nặng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu đối với thai kỳ hay gặp vào 20 tuần lễ sau của thai nghén, nguyên nhân hay gặp là do nhiễm khuẩn tiết niệu từ dưới ngược dòng lên trên (theo niệu quản). Về lâm sàng thường gặp các triệu chứng sau đây: Xuất hiện đột ngột trên một sản phụ bình thường hay có thể gặp ở sản phụ đã bị viêm niệu đạo hoặc viêm bàng quang đã có trước đó. Biểu hiện: Tiểu buốt, tiểu khó, tiểu máu; Sốt, rét run, sốt thường cao, có thể 400C; Đau một bên hông hoặc hai bên (lúc khám); Kém ăn hoặc chán ăn; Buồn nôn, hay nôn mửa. Xét nghiệm nước tiểu chứa nhiều vi khuẩn, bạch cầu, mủ...

Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu

Đối với thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng và thể viêm bàng quang, sản phụ có thể điều trị ngoại trú tại nhà dưới sự theo dõi, hướng dẫn của thầy Thu*c. Sử dụng các loại Thu*c kháng sinh không có hại cho thai nhi. Sau đợt điều trị, cần phải kiểm tra lại nước tiểu.

Đối với thể viêm thận - bể thận cấp, sản phụ cần được điều trị tích cực trực tiếp tại bệnh viện. Cần có sự theo dõi và chăm sóc trực tiếp của các bác sĩ chuyên khoa. Tại đây, sản phụ sẽ được tiến hành khám đầy đủ, làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu, siêu âm kiểm tra xem có bị ảnh hưởng tới thai nhi hay không… Muốn điều trị có kết quả tốt bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu nên sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ. Tuy nhiên, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo đơn Thu*c của bác sĩ, tránh lạm dụng Thu*c kháng sinh cũng có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Bên cạnh đó, cần có sự chăm sóc về sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai... Nếu có nguy cơ sảy thai thì sử dụng Thu*c chống co bóp tử cung (theo chỉ định của thầy Thu*c)…

Lời khuyên của thầy Thu*c

Phụ nữ khi mang thai cần kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi, phát hiện sớm bệnh; Cần chú ý vệ sinh bộ phận Sinh d*c hàng ngày, không nên cố nhịn tiểu khi muốn tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp, sau khi đi đại tiện; Khi vệ sinh vùng âm hộ-hậu môn thì nên vệ sinh từ trước ra sau. Cần khám ngay khi có dấu hiệu viêm tiết niệu (đái buốt, đái dắt, đái nhiều lần).

Ngoài ra, bà bầu nên uống đủ nước để giúp nước tiểu không cô đặc phòng sỏi hệ tiết niệu.

BS. Nguyễn Kim Dung

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/phong-viem-tiet-nieu-khi-mang-thai-n114332.html)
Từ khóa: viem tiet nieu

Tin cùng nội dung

  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY