Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Quá trình thử nghiệm, xin cấp phép lưu hành vắc xin Việt Nam Nanocovax

(MangYTe) - Ngày mai, 29/8 các chuyên gia sẽ xem xét hồ sơ xin cấp giấy đăng ký lưu hành của vắc xin Nanocovax do Việt Nam nghiên cứu, phát triển. Nếu được cấp phép, đây là vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên do Việt Nam sản xuất được lưu hành trong điều kiện khẩn cấp do dịch bệnh.

Thử nghiệm vắc xin của Việt Nam.

3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng vắc xin Nanocovax

Để đến giai đoạn xin được cấp phép lưu hành trong trường hợp khẩn cấp, nanocovax đã đi qua những giai đoạn nghiên cứu nghiêm ngặt.

Giai đoạn 1: trên 60 người tình nguyện từ 18 đến 50 tuổi, gồm 3 mức liều 25mcg; 50mcg và 75mcg, mỗi mức liều có 20 người tham gia, kéo dài từ tháng 12/2020 đến tháng 7/2021, với mục tiêu đánh giá tính an toàn và thăm dò tính sinh miễn dịch của vắc xin trên người tình nguyện.

Giai đoạn 2: trên 560 người tình nguyện từ 18 tuổi trở lên, gồm 4 nhóm (nhóm tiêm giả dược (placebo) 80 người; 3 nhóm tiêm vắc xin với 3 mức liều 25mcg; 50mcg và 75mcg, mỗi mức liều 160 người). ngay khi có kết quả đánh giá giữa kỳ giai đoạn 1, bộ y tế đã phê duyệt đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, thời gian nghiên cứu từ tháng 2/2021 đến tháng 2/2022, với mục tiêu đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin để chọn được liều tối ưu sử dụng trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

Giai đoạn 3: thử nghiệm với mức liều 25mcg, trên 13.000 người tình nguyện từ 18 tuổi trở lên, chia thành pha 3a và pha 3b, mục tiêu nghiên cứu là đánh giá tính an toàn, đáp ứng sinh miễn dịch và hiệu lực bảo vệ của ứng viên vắc xin nanocovax. pha 3a với 1000 người, tỷ lệ nhóm vaccine/placebo là 6:1. ngay khi có kết quả đánh giá giữa kỳ giai đoạn 2, bộ y tế đã phê duyệt đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2021 đến tháng 2/2023, với mục tiêu chính nhằm đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin. pha 3b với 12.000 người, tỷ lệ nhóm vaccine/placebo là 2:1 thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2021 đến tháng 2/2023, với mục tiêu chính nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu lực bảo vệ của vắc xin.

Hiện nay,  ứng viên vắc xin nanocovax đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 của pha 3 và đã hoàn thành tiêm 2 mũi vắc xin cho 13.000 người tình nguyện của giai đoạn 3, dự kiến đến ngày 10/9/2021 sẽ hoàn thành các xét nghiệm đánh giá tính sinh miễn dịch sau 42 ngày tiêm vắc xin mũi 1 của giai đoạn 3a.

Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia (hđđđqg) đã họp khẩn cấp để nghiệm thu kết quả thử nghiệm lâm sàng  giai đoạn 1, đánh giá kết quả giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng  giai đoạn 2.

Xin cấp phép có điểu kiện vắc xin Nanocovax

Trên cơ sở xem xét hồ sơ, kết quả nghiên cứu về giai đoạn 3a vắc xin nanocovax đến giai đoạn 3a, hđđđqg có ý kiến về đề xuất xem xét cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện vắc xin nanocovax.

Để sớm trình xem xét cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện vắc xin phục vụ phòng chống dịch trong tình hình hiện tại, hđđđqg thống nhất về việc sử dụng các kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tính đến thời điểm đánh giá kết quả giữa kỳ giai đoạn 3a, gửi cho thường trực hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký Thu*c, nguyên liệu làm Thu*c để xem xét cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện vắc xin nanocovax theo quy định.

Đề nghị công ty cổ phần công nghệ sinh học dược nanogen và nhóm nghiên cứu hoàn thiện báo cáo (theo ý kiến chuyên gia, đặc biệt là bổ sung các thông tin để đảm bảo tính tin cậy của kết quả nghiên cứu như khoảng dao động của kết quả xét nghiệm trong mẫu nghiên cứu, cỡ mẫu của từng xét nghiệm…), cập nhật, bổ sung trực tiếp các kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin nanocovax đồng thời với hđđđqg và hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành Thu*c, nguyên liệu làm Thu*c để thẩm định cuốn chiếu.

Trong trường hợp vắc xin nanocovax được cấp giấy đăng ký lưu hành, vắc xin nanocovax có thể chỉ được sử dụng có điều kiện theo số lượng và kế hoạch được bộ y tế phê duyệt, những người sử dụng vắc xin này cần được theo dõi chặt chẽ về tính an toàn tương tự như với đối tượng nghiên cứu giai đoạn 3b. hai hội đồng sẽ nêu cụ thể các điều kiện để được tiếp tục hoặc dừng lưu hành khi đã có đủ dữ liệu về hiệu lực bảo vệ và tính an toàn của vắc xin.

Từ góc độ của Bộ Y tế - cơ quan quản lý nhà nước, tại một số cuộc họp về nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, việc cấp phép cần dựa trên những bằng chứng khách quan, minh bạch, khoa học được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia và Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành Thu*c, nguyên liệu làm Thu*c xem xét, đánh giá. Đây là 2 Hội đồng độc lập và Bộ Y tế sẽ xem xét việc cấp phép đối với một Thu*c, vắc xin khi Thu*c, vắc xin đó được 2 Hội đồng thông qua.

Vắc xin là sản phẩm đặc biệt, không chỉ có tác động tới một người mà cả cộng đồng, chính vì vậy cần xem xét cẩn thận, kỹ lưỡng, đặc biệt có sự tham vấn của các nhà khoa học uy tín, các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (USCDC)… và có những bước đi cẩn trọng từng bước để có thể đánh giá về tính an toàn (ngắn hạn và dài hạn), sự ổn định và sự bền vững của tính sinh miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ.

Hoài Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Bảo vệ pháp luật (https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/y-te/qua-trinh-thu-nghiem-xin-cap-phep-luu-hanh-vac-xin-viet-nam-nanocovax-111298.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY