Thời kỳ đạo phật được du nhập vào việt nam thì có nhiều giao thoa, có cái bị loại trừ có cái được chọn lọc tuy nhiên, phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên vẫn được trân trọng, duy trì trong đời sống tâm linh song hành với việc thờ phật.
Khi tìm hiểu Đức Phật nói về việc cúng tế ta đã biết rằng khi một người qua đời thì thời gian tối đa 49 ngày thì vong linh của họ đã theo nghiệp mà tái sinh vào cõi tương ứng trong lục đạo.
Theo đó, Đức Phật từng dạy Bà-la- môn rằng: "Nếu người thân tộc của ông sinh vào trong địa ngục, nó sẽ ăn thức ăn của chúng sanh địa ngục để nuôi sống sinh mạng của nó, chứ không nhận được đồ ăn thức uống mà ông bố thí với tín tâm.
Nếu nó sinh vào súc sanh, ngạ quỷ, hoặc loài người, họ sẽ được đồ ăn thức uống của loài người, không nhận được đồ bố thí của ông.
- này bà-la-môn! trong đường ngạ quỷ có một nơi tên là nhập xứ ngạ quỷ. nếu người thân tộc của ông sinh vào trong nhập xứ ngạ quỷ kia, thì sẽ nhận được thức ăn của ông".
vì thế, khi chúng ta thực hiện việc thờ cúng phải hiểu rằng nếu ông bà tổ tiên tái sinh là chư thiên sẽ không ăn được những gì ta thờ vì họ thấy dơ bẩn, không xứng với họ. nếu họ đã trở thành người, sống ở nơi khác thì cũng chẳng thể nhận đồ ăn của ta. còn nếu họ đang ở địa ngục dù đói khát đến mấy cũng không thể thoát ngục để tới uống ăn.
chỉ riêng loài ngạ quỷ - quỷ thần là có thể ăn đồ cúng của loài người. tức là khi người thân của ta ở nơi ngạ quỷ thì cúng kiếng cho họ sẽ thọ dụng được.
thực tế là chúng ta không đủ khả năng để biết liệu người thân của chúng ta đã chuyển sinh về đâu nên việc dâng đồ lễ cúng lên bàn thờ chủ yếu nhằm thể hiện lòng thành, là bổn phận của con cháu mà thôi.
Theo quan điểm của phật về thờ cúng tổ tiên thì cuối cùng việc ta làm là thực hiện nét văn hóa tốt đẹp của người việt chủ yếu là để bày tỏ tâm hiếu thảo, biết ơn và đền ơn người đã khuất. đó là hành động kết nối giữa quá khứ và hiện tại vì không có quá khứ thì cũng chẳng thể có ta ở hiện tại.
người châu á, nhất là người việt luôn coi trọng gốc rễ, nguồn cội nên việc thời cúng còn là để nhắc nhở các con không quên huyết thống dòng tộc của mình. đó là nét văn hóa tốt đẹp nên được bảo tồn, gìn giữ. cho nên không chỉ vì quan niệm rằng không biết ông bà có ở đó không mà thờ hay xem nhẹ việc này.
Vì thế, theo góc nhìn của đạo phật thì không hề khuyến khích phá bỏ bàn thờ như nhiều giáo phái khác vì họ cũng không hề xem việc thờ cúng tổ tiên ông bà là “thờ quỷ” như một số người vong ơn, bội nghĩa, bất hiếu, tà kiến quan niệm.
(tổng hợp)
Chủ đề liên quan:
cúng tổ tiên quan điểm quan điểm của Phật về thờ cúng tổ tiên tà kiến thờ cúng thờ cúng tổ tiên tổ tiên