Kinh tế xã hội hôm nay

Quán Sài Gòn chưa khai trương vẫn chơi lớn nấu hàng ngàn phần ăn tặng bác sĩ

Dịch Covid-19 ập tới khiến quán ăn của ông Ngô Đông Hải (44 tuổi, TP.Thủ Đức, TP.HCM) chưa thể khai trương như dự kiến. Vậy là gia đình ông cùng hàng xóm biến quán thành bếp ăn nấu cho y bác sĩ ở bệnh viện dã chiến.

Những ngày giãn cách xã hội toàn tp, mới 3 giờ sáng nhưng quán ăn của ông hải đã sáng đèn. ông và vợ cùng em trai ngô kế hòa (42 tuổi) lật đật chuẩn bị nước dùng, nguyên liệu nấu gần 200 phần ăn sáng để kịp gửi cho các y bác sĩ bệnh viện dã chiến ở khu đô thị mới thủ thiêm, tp.thủ đức, tp.hcm. phía trước, tấm vải đỏ che tên quán lẽ ra phải được gỡ xuống vào ngày khai trương 4.7 như dự kiến, nhưng giờ vẫn nằm đó chờ cho covid-19 qua mau.

6 giờ kém, gần 10 người mặc áo màu vàng tiến vào quán với khẩu trang và giữ khoảng cách, chẳng ai bảo ai họ bắt đầu công việc của mình như đã quen thuộc từ rất lâu. Trong quán ăn rộng chừng 370 m trên đường Lương Định Của (TP.Thủ Đức), người thì đóng gói nước dùng, người thì cho nguyên liệu vào hộp, người thì chuẩn bị nước chấm...

hcdc: tp.hcm tổng cộng 31.146 ca covid-19 khỏi bệnh, 1.164 trường hợp Tu vong

“Tính nấu 1.000 phần ăn thôi, ai dè nấu tới giờ…”

Nhìn vào những thành viên đang tất bật chuẩn bị, ông Hòa nói việc nấu ăn này được bắt đầu từ 10 ngày trước. Từ con số hơn 400 phần ăn/ngày trong những ngày đầu, nay bếp ăn này nấu khoảng 600 phần/ngày dành tặng cho các y bác sĩ.

Cả gia đình vốn đều làm trong lĩnh vực ẩm thực, hai anh em ông cùng hợp tác với nhau để mở một quán cơm, phở mang hương vị truyền thống việt nam. thế nhưng dịch covid-19 khiến kế hoạch không được thực hiện như dự kiến.

6 giờ kém, nhiều thành viên đã có mặt tại quán để kịp chuẩn bị những phần ăn sáng cho các y bác sĩ

ẢNH: CAO AN BIÊN

Ông hòa kể: “dịch, giãn cách, quán thì chưa kịp mở bán ngày nào dù khâu chuẩn bị đã xong xuôi hết. thôi thì nhân lúc rảnh rỗi, chúng tôi bàn bạc với nhau nấu ăn cho các bác sĩ ở bệnh viện dã chiến gần đây. mỗi ngày, số lần xe cấp cứu qua đây chở f0, f1 không đếm hết được nên chúng tôi biết các bác sĩ rất vất vả. đó là lý do mà gia đình tôi nấu những phần ăn mong hỗ trợ cho họ có sức mà chiến đấu”.

Ban đầu, gia đình ông dự định chỉ nấu chừng 1.000 phần vì nhận thấy việc mua nhu yếu phẩm lúc đó khó khăn, nguồn kinh phí cũng hạn hẹp. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước cũng như sự ủng hộ nhiệt tình từ các bác sĩ, ông Hòa đã duy trì việc làm này đến bây giờ. Chỉ vào số rau củ quả, trứng được chất đầy trong quán, ông nói đều là do mạnh thường quân ủng hộ. 

Trong lúc ông Hòa đang trò chuyện cùng PV, ông Hải tiến đến tấm bảng ghi thực đơn rồi nói trưa nay, quán sẽ nấu sườn non ram, trứng cuộn thịt, đậu hủ dồn thịt, canh cải thịt bằm. Bữa chiều, quán sẽ phục vụ món cá diêu hồng kho, sườn non chiên, thịt viên xíu mại, canh khổ qua thịt bằm, cải ngọt xào.

Phía trước, tấm vải đỏ che tên quán lẽ ra phải được gỡ xuống vào ngày khai trương 4.7 như dự kiến, nhưng giờ vẫn nằm đó chờ cho covid-19 qua mau

ẢNH: CAO AN BIÊN

Ban đầu, quán ông Hòa chỉ dự định nấu 1.000 phần cơm, nhưng nhờ sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, ông cùng anh trai duy trì hoạt động này hơn 10 ngày qua

ẢNH: CAO AN BIÊN

Ngoài ra, trong mỗi phần ăn còn kèm theo nước lọc hoặc cà phê, khăn ướt. sỡ dĩ quán nấu đa dạng món như vậy là vì họ mong rằng có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho y bác sĩ để họ có sức đề kháng trước covid-19 cũng như cho họ ăn không thấy ngán.

Tôi hỏi: “Những người làm ở đây có phải nhân viên quán không?”, ông Hòa cười rồi nói rằng: “Quán chưa khai trương nên làm gì có nhân viên đâu anh”. Chủ quán giới thiệu với chúng tôi bếp trưởng ở đây là vợ ông, trong số những người đóng gói còn có con gái ông Hải đang học lớp 8. Ngoài ra còn có người thân trong nhà, hàng xóm cũng hỗ trợ. Ông thống kê có khoảng 12 - 15 người quen của mình tham gia vào công việc nấu nướng và vận chuyển thực phẩm đến tận tay các y bác sĩ.

Ông Hòa nói thêm: “Công việc không quá nặng, nhưng cần sự tỉ mỉ. Chúng tôi nấu mỗi ngày, cung cấp tận 3 bữa ăn nên cũng làm việc từ 3 giờ sáng tới 7 giờ tối, cũng cho anh em nghỉ ngơi buổi trưa để ăn uống lấy sức. Ai cũng chỉ mong muốn góp một phần sức trong cuộc chiến chống lại Covid-19”.

Ông Ngô Đông Hải giới thiệu về thực đơn quán hôm nay

ẢNH: CAO AN BIÊN

7 giờ đúng cũng là lúc những phần ăn vừa được đóng gói xong. Thình lình trời đổ mưa lớn. Trong cơn mưa, bà Dương Thị Trang (42 tuổi) chạy xe ô tô đến, ông Hòa cười nói “người vận chuyển” đến rồi. Những phần ăn được các thành viên bỏ vào xe, PV cùng bà Trang, ông Hòa chở ngay đến bệnh viện cho nóng.

Chị Trang cho biết mình hỗ trợ vận chuyển thức ăn vào bệnh viện từ những ngày đầu tiên khi nhóm bắt đầu nấu cơm, chị cũng là người kết nối với những mạnh thường quân để hỗ trợ thêm kinh phí cho việc này. Dù “hồi hộp” vì thường xuyên ra vào bệnh viện dã chiến, tuy nhiên chị nói mình vẫn làm vì thấu hiểu nỗi vất vả của những bác sĩ tuyến đầu lúc này.

“Làm gì làm, an toàn là trên hết”

Trên chiếc xe chở những phần cơm nghĩa tình đến bệnh viện dã chiến trong cơn mưa sáng sớm, bà trang kiểm tra từng người xem đã mang găng tay, sử dụng khẩu trang và chuẩn bị nước rửa tay sát khuẩn hết chưa. bà cười nói gì thì gì, vẫn phải kỹ để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và mọi người.

Hơn 10 phút sau, “xe cập bến”, nhiều người trong bệnh viện dã chiến đại diện xuống nhận cơm để gửi đến tận tay các y bác sĩ đang làm việc bên trong. ông hòa cho biết hầu hết những phần cơm này dành cho các bác sĩ công tác ở bệnh viện bình dân.

Mỗi phần ăn còn kèm theo khăn ướt, cà phê hoặc nước lọc cho các y bác sĩ

ẢNH: CAO AN BIÊN

Vợ ông Hải, bà Huỳnh Thị Thu Hiền (45 tuổi) là bếp trưởng của bếp ăn

ẢNH: CAO AN BIÊN

Ông Nguyễn Minh Huy - Nhân viên Phòng Hành chính Quản trị Bệnh viện Bình Dân - xuống nhận cơm mang vào. Ông nói nhờ những phần cơm vừa dinh dưỡng vừa ngon này mà các y bác sĩ mới có sức để tiếp tục công việc.

“hơn hết, chúng tôi cảm nhận được sự quan tâm, tình cảm từ người dân tp.hcm trong lúc này. tình cảm đó càng lớn, chúng tôi lại càng có thêm động lực, ý thức được trách nhiệm của mình”, ông huy tâm sự.

Trở lại quán ăn, các thành viên đều thay khẩu trang, khử khuẩn lại lần nữa “cho chắc”. Trong lúc đó, các thành viên còn lại trong quán lại tiếp tục đi lấy thịt, sơ chế rau củ quả để chuẩn bị cho bữa cơm trưa.

Nhiều người tham gia nấu ăn là người quen, hàng xóm… của anh em ông Hải

ẢNH: CAO AN BIÊN

Những món ăn sẽ được thay đổi mỗi bữa để đảm bảo dinh dưỡng và các y bác sĩ ăn không thấy ngán.

ẢNH: CAO AN BIÊN

Ông hải cho biết việc giữ sức khỏe trong thời điểm này là rất quan trọng. để đảm bảo an toàn, ông thường xuyên nhắc nhở mọi người phải tuân thủ tốt các quy định về phòng dịch. “ai cũng phải đeo khẩu trang 24/24, hạn chế nói chuyện, tiếp xúc với nhau. chúng tôi cũng chia nhau ra xét nghiệm covid-19 thường xuyên”, ông nói thêm.

Khi được hỏi bếp ăn này sẽ được duy trì đến khi nào, ông nói sẽ cố gắng lâu nhất có thể. Tuy nhiên theo tình hình hiện tại, nguồn kinh phí còn đủ để chương trình hoạt động hơn 5 ngày nữa.

Bà Dương Thị Trang (42 tuổi) cùng ông Hòa chuẩn bị chở những phần ăn đến bệnh viện dã chiến

ẢNH: CAO AN BIÊN

Sau bữa sáng, các thành viên lại vội vàng chuẩn bị cho kịp bữa ăn trưa

ẢNH: CAO AN BIÊN

Bà Luyến (60 tuổi) cũng là thành viên trong bếp ăn hỗ trợ các y bác sĩ tuyến đầu. Nhà gần đây, bà nói ngày nào mình cũng qua nấu “giúp được phần nào hay phần đó”. Vốn đã nghỉ hưu, lại thường xuyên làm thiện nguyện nên bà nói việc mình làm được con cháu ủng hộ.

Người phụ nữ cười nói vui với PV: “Tôi làm ở đây không phải miễn phí đâu, được bao ăn, mà ăn ngon không à”. Vừa dứt lời, chủ quán mang một tô nui nấu sườn ra mời tôi. Bên ngoài trời Sài Gòn vẫn mưa như trút nước, nhưng trong quán ăn chưa kịp khai trương này, tôi lại thấy ấm áp bởi tinh thần lạc quan và sẻ chia giữa những ngày mà ai cũng lao đao vì Covid-19.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/quan-sai-gon-chua-khai-truong-van-choi-lon-nau-hang-ngan-phan-an-tang-bac-si-1418538.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY