Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Quan tâm, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số là góp phần nâng cao chất lượng dân số

MangYTe - Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, nhiều ĐBQH nêu lên thực trạng về vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều thiếu thốn, khó khăn, chính vì vậy cần chú trọng hơn nữa việc phát triển KT-XH, từ đó giúp nâng cao chất lượng dân số.

Đẩy mạnh phát triển khoa học – công nghệ

Trước thực trạng như hiện nay, đbqh nguyễn lâm thành (đoàn lạng sơn) đã nêu ý kiến về việc đẩy mạnh phát triển khoa học – công nghệ phục vụ phát triển kt-xh vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo đại biểu, đến nay vẫn còn những hạn chế như trong 5 năm qua mới chỉ có 5% số xã thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, trong khi chỉ tiêu đặt ra là 20% - 30%. thu nhập bình quân đầu người chỉ tăng 1,2 lần ở các xã đặc biệt khó khăn, trong khi chỉ tiêu gấp 2 lần, mức thu nhập này chỉ bằng 1/3 mức thu nhập bình quân chung của cả nước. theo ông nguyễn lâm thành: "đây là chỉ tiêu chất lượng phản ánh trình độ phát triển kt-xh vùng đồng bào dân tộc thiểu số".

Quan tâm, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số là góp phần nâng cao chất lượng dân số - Ảnh 2.

Trẻ em vùng núi tỉnh Lạng Sơn. Ảnh TTXVN.


Trước tình hình hiện nay, đại biểu cho biết việc phát triển sản xuất ở miền núi theo chiều rộng đã tới hạn. do khó khăn về điều kiện đất đai, giao thông và thị trường nên cần đẩy mạnh khoa học, công nghệ trong phát triển, đặc biệt trong phát triển nông nghiệp. thành công vừa qua có được từ các điểm sáng ở sơn la, bắc giang hay bắc kạn là những minh chứng điển hình.

"qua giám sát của hội đồng dân tộc cho thấy, mặc dù khoa học, công nghệ đã đạt được một số kết quả và tác động nhất định, nhưng vẫn còn hạn chế như thiếu các giải pháp đồng bộ, thiết thực, hiệu quả hơn để giải quyết những vấn đề thực tiễn của sản xuất, đời sống của người dân đặt ra và thiếu tính liên kết vùng trong giải quyết những vấn đề chung.

Một số nghiên cứu chuyển giao khoa học, công nghệ, hàm lượng khoa học chưa cao, nhỏ lẻ, phân tán, khó áp dụng triển khai mở rộng, chưa tác động đủ mạnh để làm thay đổi tập quán sản xuất của người dân, chưa có sự khép kín từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu ứng dụng triển khai, tạo ra sản phẩm hàng hóa mới kết nối được thị trường, kết nối các nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền và người dân và đặc biệt là tạo nên chuỗi sản xuất và chuỗi quản lý", đại biểu Nguyễn Lâm Thành nói.

Đại biểu đoàn lạng sơn cũng kiến nghị một số giải pháp gồm: ban hành nội dung chính sách phù hợp cho khoa học, công nghệ thực hiện ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là về cơ chế, thủ tục, thời hạn triển khai và các định mức chi tiêu cũng như cơ chế quản lý khác.

Bố trí kinh phí ưu tiên hợp lý cho các chương trình nghiên cứu khoa học nói chung cũng như trong vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là 3 chương trình liên quan đến chương trình khoa học của ủy ban dân tộc, chương trình chuyển giao ứng dụng khoa học, công nghệ nông thôn, miền núi của bộ khoa học và công nghệ và chương trình nông thôn mới.

Đề nghị các bộ, ngành cần phối hợp xây dựng chương trình khoa học, công nghệ chung cho vùng dân tộc thiểu số để giải quyết vấn đề đồng bộ, sát nhu cầu, khắc phục những chồng chéo, phân tán và ưu tiên bố trí giải quyết vấn đề cấp thiết và ưu tiên những nghiên cứu có sản phẩm rõ ràng, hiệu quả.

Đổi mới chính sách tín dụng đối với vùng ĐBDTTS&MN

Từ thực tiễn, đbqh nguyễn tạo (đoàn lâm đồng) đã đề xuất những vấn đề cụ thể để giúp đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Theo đó, đại biểu nhấn mạnh, trong các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và về xây dựng nông thôn mới, chương trình tín dụng chính sách xã hội đã góp phần đưa việt nam đạt được những thành tựu ấn tượng về giảm nghèo, cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống cho người dân, nhất là bà con khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Quan tâm, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số là góp phần nâng cao chất lượng dân số - Ảnh 3.

Bà con dân tộc miền núi tỉnh sơn la. ảnh minh phương.


Để chính sách đạt được nhiều hiệu quả tốt hơn, tối ưu hơn, công cụ tài chính hữu hiệu để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và đề án tổng thể phát triển kt-xh vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2021-2030 theo như tinh thần của nghị quyết 88 của quốc hội, đại biểu đề nghị chính phủ quan tâm hơn nữa các giải pháp.

Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững và đẩy lùi có hiệu quả nạn tín dụng đen ở nông thôn. phối hợp lồng ghép tín dụng chính sách với các chương trình, dự án sản xuất, chuyển đổi cơ cấu, lựa chọn cây trồng, vật nuôi, chuyển giao công nghệ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng chuỗi giá trị sản phẩm, tạo nguồn thu nhập ổn định giảm nghèo bền vững.

Đề nghị tiếp tục đổi mới hơn nữa chính sách tín dụng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn 2021 và 2030 theo hướng tăng định mức cho vay lên, mở rộng đối tượng cho vay đến các dự án sản xuất kinh doanh tạo sinh kế ổn định, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành cần tập trung hoàn thành sớm các quy hoạch, trong đó quy hoạch về bố trí khu dân cư và các công trình công cộng, công ích khác; tri thức hóa các bản đồ cảnh báo thiên tai; đẩy mạnh việc xây dựng các công trình công cộng có tính lưỡng dụng ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng sâu vừa phục vụ dân sinh, vừa phục vụ quốc phòng, an ninh và phòng, chống thiên tai đáp ứng yêu cầu thực tế và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản khi có thiên tai, bão lũ.

Ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên vùng

Theo đại biểu vương ngọc hà (đoàn hà giang), trong báo cáo của chính phủ về kết quả thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã đánh giá việc thực hiện các quy hoạch phát triển vùng kinh tế hiệu quả chưa cao, chưa khai thác được liên kết giữa địa phương trong phát triển vùng, chưa quan tâm thỏa đáng đến chức năng từng vùng gắn với điều kiện kt-xh.

Đại biểu cho rằng vùng núi phía Bắc là vùng nghèo và khó khăn nhất cả nước, quy mô kinh tế nhỏ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được khai thác.

Quan tâm, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số là góp phần nâng cao chất lượng dân số - Ảnh 4.

Cần đẩy mạnh hơn nữa giao thông liên kết vùng.


Cơ cấu kinh tế vùng chỉ là phép cộng cơ học của các địa phương, chưa có liên kết thúc đẩy sự phát triển. đó cũng là một trong những nguyên nhân của sự chênh lệch mức sống giữa miền núi với miền xuôi và đô thị. đặc biệt, nơi đây là phên giậu của tổ quốc, có vai trò giữ đất, giữ nguồn nước và bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới. vì vậy, việc đẩy mạnh liên kết phát triển vùng là hướng đi quan trọng, thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Đại biểu cũng đưa ra 3 giải pháp cụ thể gồm: Cần sớm triển khai xây dựng quy hoạch vùng gắn với quy hoạch các tỉnh, xác định những lợi thế và khó khăn của vùng để quy hoạch hợp lý các ngành kinh tế và các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm.

Đề nghị quốc hội, chính phủ ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên vùng. đây là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện để kết nối các tỉnh biên giới với thị trường trung quốc là thị trường lớn, tiềm năng. cần sớm triển khai đầu tư xây dựng, hoàn chỉnh các tuyến đường cao tốc như hà nội, cao bằng, lạng sơn, tuyên quang, đặc biệt đường cao tốc hà nội - lào cai đến cửa khẩu quốc tế thanh thủy - hà giang.

Đề nghị Chính phủ ban hành chính sách đặc thù và đủ mạnh để thu hút các nhà đầu tư tập trung vào các ngành, lĩnh vực mà vùng có thế mạnh như lâm nghiệp, nông nghiệp với những sản phẩm đặc trưng và liên kết theo chuỗi chế biến sâu, tạo thành những vùng hàng hóa tập trung, khu vực sản xuất giống, vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến, nhất là liên kết trong sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đảm bảo không bị giới hạn bởi rào cản địa giới hành chính, từng tỉnh hình thành không gian kinh tế vùng.

Lê Bảo

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/dan-so/quan-tam-phat-trien-kt-xh-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-la-gop-phan-nang-cao-chat-luong-dan-so-20201223155058234.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY