Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ra máu khi đi đại tiện, không thể chủ quan?

Bệnh lý tiêu hóa nói chung và bệnh lý vùng hậu môn trực tràng nói riêng rất thường gặp, chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng. Một trong những triệu chứng thường gặp nhất là: ra máu khi đi đại tiện. Khi thấy máu ra theo phân, tâm lý chung của mọi người: rất hoang mang, lo lắng. Không biết mình bị bệnh gì? Có nguy hiểm đến tính mạng không?

Ảnh minh hoạ

Cấu tạo của cơ quan tiêu hóa theo thứ tự: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non (tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng), ruột già (manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng Sigma, trực tràng) và hậu môn.

Hậu môn là phần cuối của hệ tiêu hóa, dài từ 2,5-4cm, có chức năng thải phân. Ống hậu môn dài 2-3cm, nằm phía dưới và tiếp nối với trực tràng. Ống hậu môn được đường lược chia thành hai phần: trên và dưới đường lược. Cả hai phần đều có hệ thống mạch máu rất phong phú.

Ảnh minh hoạ

Khi ra máu, chúng ta nên bình tĩnh xem xét, không nên lo lắng quá. Người bệnh có thể tự trả lời các câu hỏi sau: đại tiện ra máu đỏ tươi hay máu đông thành cục? Máu ra đầu bãi phân hay cuối bãi phân? Phân đi có bị táo bón không? Có đau rát không?...

Ra máu khi đi đại tiện có hai nguyên nhân thường gặp: bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn.

- Bệnh trĩ hình thành do sự sa giãn quá mức các búi mạch máu của ống hậu môn. Búi trĩ có bản chất là các búi mạch máu và tổ chức đệm của ống hậu môn. Các biểu hiện thường gặp của bệnh trĩ: ra máu đỏ tươi, búi trĩ sa ra ngoài?...

- Nứt kẽ hậu môn là một ổ loét nằm giữa đường lược và mép hậu môn. Khi bị rách lâu ngày, điều trị không hợp lý, vết loét có thể sâu đến lớp cơ. Nứt kẽ hậu môn có các biểu hiện: đau rát khi đi đại tiện, ra máu đỏ tươi, táo bón,…

Các nguyên nhân khác hiếm gặp hơn như: polyp, u lành hoặc ung thư đường tiêu hóa, xuất huyết dạ dày thực quản,… Khi đó máu ra khi không phải là máu đỏ tươi nữa, thay vào đó là máu đông thành cục hoặc thành dải, máu nhầy lẫn phân, phân dẹt nhỏ không thành khuôn,…

Khi ra máu, người bệnh cần đến khám đúng chuyên khoa tiêu hóa – hậu môn trực tràng. Bác sĩ sẽ khám và làm các xét nghiệm cần thiết như: soi hậu môn trực tràng, xét nghiệm tổng phân tích máu đánh giá thiếu máu, xét nghiệm chức năng gan thận và yếu tố đông máu, khi cần thiết có thể tiến hành soi đại tràng,... Để tìm ra đúng nguyên nhân và có phương pháp điều trị tốt nhất.

Mọi thắc mắc cần tư vấn, xin liên hệ:

Thạc sỹ, Bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc

Chuyên khoa trĩ và hậu môn trực tràng – Bệnh viện y học cổ truyền

Số điện thoại: 0366237664

Facebook: Dr Ngọc chuyên khoa trĩ- https://www.facebook.com/dongydieutri/

Website: bacsychuyenkhoatri.com

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ra-mau-khi-di-dai-tien-khong-the-chu-quan-n165635.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY