Ẩm thực hôm nay

Rau bó xôi bổ dưỡng

Rau bó xôi được xếp vào loại giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các khoáng tố. Nó có ưu điểm bổ dưỡng, dễ dung nạp, mọi người có thể dùng được.
Một số cách dùng rau tốt cho sức khỏe

Bổ thận, tráng dương: rau bó xôi 200g, sò khô 50g, câu kỷ 10g, táo đỏ 10 quả, hành 10g, dầu 30g, muối 5g, sò khô rửa sạch cắt miếng, táo đỏ bỏ hột, câu kỷ bỏ tạp chất. Đỏ dầu nóng phi thơm hành cho 1.000ml nước sôi, bỏ sò, rau bó xôi, câu kỷ vào nấu 5 - 10 phút thì chín. Ngày ăn 1 lần với cơm.

Để chữa các bệnh trên có thể dùng rau bó xôi đơn giản, bằng cách chỉ có rau bó xôi nhúng nước sôi xong đem ép lấy nước, hoặc nấu nước uống. Có thể ép cùng các rau quả khác.

Chữa thiếu máu, khí huyết hư, suy nhược: dùng một lượng rau bó xôi vừa ý, luộc hoặc nhúng nước sôi xong đem nấu canh với thịt lợn nạc, hoặc gan lợn, hoặc trứng gà…

Thiếu máu, mất máu, trĩ táo bón, ngứa: tiết lợn 250g luộc chín kỹ xong thái lát rồi cho lại vào nước luộc cùng rau bó xôi với lượng vừa ý nấu thành canh (khoảng 500g rau) nêm gia vị.

Thiếu máu, suy nhược mỏi mệt, rã rời chân tay đuối sức: rau bó xôi 700g, nhân sâm 5g, thịt lợn 500g, bột mì 3kg, gừng tươi hành hạt tiêu, xì dầu, muối vừa đủ. rau bó xôi chỉ lấy lá giã nát cho ít nước đánh nhuyễn cho vào vải sô vắt lấy nước để sẵn. Nhân sâm tán bột rây mịn. Thịt lợn băm vụn tra muối, xì dầu, bột hạt tiêu, bột gừng trộn đều, hòa ít nước khuấy thành hồ, cho hành, nhân sâm, trộn đều làm nhân bánh. Đổ nước rau bó xôi vào bột mì nhào kỹ (nếu không đủ nước bó xôi thì thêm nước lã) nắm bột với nhân bánh. Luộc chín bánh. Công thức này còn tiện lợi cho trường hợp cần tăng cường chức năng T*nh d*c.

Sản phụ táo bón, xây xẩm do âm huyết bất túc: rau bó xôi 250g, gan heo 100g; rau bó xôi cắt đoạn, gan heo thái lát mỏng ướp gia vị và bột năng chừng 10 phút. Đổ 1 bát nước lạnh vào nồi nấu sôi cho rau bó xôi, ít dầu, nước nấu đến khi rau chín rồi mới cho gan vào nấu gan chín.

Bổ âm nhuận phế, hạ huyết áp cao, dưỡng huyết, chỉ huyết: rau bó xôi 300g, với 15g gừng tươi, 10g hành, 10g xì dầu, 10g dầu vừng, 6g muối, 5g tỏi. Tỏi gừng giã nhuyễn vắt lấy nước, hành tỉa hoa, rau bó xôi nhúng nước sôi vắt ráo nước. Cho tất cả vào trộn đều. Ngày ăn 2 lần với cơm.

Huyết áp cao đỏ mặt (hỏa bốc) nhức đầu: rau bó xôi lượng tùy ý rửa sạch bỏ vào nước sôi 2 -3 phút quấy lên vớt ra. Lấy con sứa biển rửa sạch thái nhỏ nhúng qua nước sôi. Cho hai thứ trên vào dầu vừng, ít muối, gia vị trộn để ăn.

Chữa huyết áp cao: rau bó xôi 250g, rau cần 250g cả 2 rửa sạch, bỏ rễ, thái khúc ngâm nước sôi 2 - 3 phút vớt ra cho vào tô nêm dầu vừng gia vị trộn để ăn với cơm hoặc để nấu cháo.

Bổ âm dưỡng huyết, chữa huyết áp cao: rau bó xôi 300g, mực tươi 300g, tỏi 20g, xì dầu 10g, dầu 50g, hành 10g, muối 5g, rau bó xôi cắt đoạn 5cm, mực tươi cắt đoạn 4cm. Đổ dầu, phi thơm hành tỏi cho mực vào trước xào sơ, rồi cho rau và các thứ gia vị vào xào chín. Ngày 1 lần ăn với cơm.

Tư âm dưỡng tâm, thanh nhiệt, tiêu độc: rau bó xôi 300g, trứng muối 2 quả, gia vị. Đặt nước sôi bỏ trứng muối bóc vỏ thái lát vào rồi cho rau bó xôi cắt đoạn vào tiếp cùng gia vị. Nấu canh ăn với cơm. Còn dùng trường hợp gan nhiễm mỡ.

Vị âm bất túc, đau nóng rát thượng vị, miệng khô không muốn ăn, thích uống nước, táo bón: rau bó xôi 200g thái sẵn, lấy đậu phụ 200g giã nhuyễn, trộn với 50g thịt heo xay, gia ít nước, tinh bột, muối, trộn với trứng gà (1 quả) vắt thành viên thả vào nước sôi nấu chín, rồi cho rau bó xôi vào.

Kiện tỳ, tiêu thũng trị suy nhược cơ thể: rau bó xôi 200g, nhân sâm (hoặc đảng sâm) 40g, thịt lợn 100g, bột mì hoặc bột gạo, gừng, thành hồ tiêu, dầu, tương, dầu thơm, muối. Làm như trên.

Chữa suy nhược thần kinh và thể lực, dưỡng sức, chống già lão: rau bó xôi sống, giã lấy nước uống hoặc nấu chín, hoặc lấy dịch ép pha rượu uống. Có thể phối hợp với cải soong.

Chữa khát nước táo bón của người bị đái tháo đường: 90g rau bó xôi, 10g mộc nhĩ trắng, nấu nước uống.

Chữa thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, bệnh đường hô hấp: 100g rau bó xôi cho vào bát với 200ml nước đun cách thuỷ 10 phút, uống vào buổi sáng, trưa.

Bổ âm trị ho, hạ huyết áp: rau bó xôi 200g ngân nhĩ 20g, tỏi 10g hành 10g, dầu ăn 30g, gừng 5g. Muối 5g. Rau cắt đoạn 5cm dùng nước sôi luộc chín để ráo nước. Ngân nhĩ bổ cuống, rang sơ, xé nhỏ. Cho cùng gia vị vào xào. Ngày ăn 2 lần với cơm.

Lưu ý: tránh dùng rau bó xôi cho những người có các bệnh sỏi thận, sỏi mật, người hay đi ngoài lỏng vì nó chứa nhiều canxi.

Thành phần hóa học: trong 100g rau bó xôi có 500mg natri, 375mg kali, 49mg canxi, 37mg photpho, 37mg magnesi, 29mg sulfur, 0,5mg mangan, 0,45mg kẽm, 2-5mg sắt, 0,13mg đồng, còn có iod, arsen, nicken… Các vitamin cũng phong phú như: B, C, tiền sinh tố A (caroten), B9 (acid folic) B12. Các dưỡng chất: protid 2g, glucid 7g, lipid 0,5g, Nước 90%, chất xơ 0,7g. Hoạt chất là spiacin, arginin, lysin clorophil…

Do bó xôi giàu chất sắt kèm vitamin C nên phát huy tốt tác dụng chữa thiếu máu.

BS. PHÓ THUẦN HƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-rau-bo-xoi-bo-duong-6555.html)
Từ khóa: rau bó xôi

Chủ đề liên quan:

bó xôi rau rau bó xôi

Tin cùng nội dung

  • Rau sam giản dị, dễ ăn, dễ dùng, Vị thì đặc trưng và công dụng kỳ diệu. Bạn đã thử chưa?
  • Theo Đông y, cây rau trai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng;
  • Rau má mọc hoang khắp nơi, nay được nhiều nước trồng để làm Thuốc. Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L) Urb, tránh nhầm với nhiều loại khác cũng có tên rau má, có loại độc. Người ta ngày càng phát hiện thêm nhiều công dụng quý giá của rau má.
  • Rau và hoa quả là một trong 4 nhóm thực phẩm cần thiết để có một bữa ăn hợp lý ở gia đình.
  • Nhiều người cho rằng chỉ cần đi chợ mua những thực phẩm dinh dưỡng là có thể giúp nâng cao sức khỏe gia đình. Tuy nhiên, họ không biết rằng quy trình bảo quản cũng có tác động không nhỏ đến các loại trái cây, rau quả.
  • Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt,...
  • Cỏ mực có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ Cúc Asteraceae. Gọi là “mực” vì vò nát có nước chảy ra như mực đen.
  • Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng...
  • Rau ngót có nhiều acid amin, vitamin và chất khoáng vì vậy nó có tính bổ dưỡng cao. Người ta thường nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, giò sống trứng, tôm, cá đồng… bữa ăn gia đình, nhất là các cụ lớn tuổi, nên có thêm bát canh rau ngót.
  • Bó xôi có vị ngọt cay, tính mát, được dùng để chữa các chứng: cao huyết áp, đau đầu, chóng mặt, nhức mắt, bệnh tiểu đường, táo bón…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY