Cây thuốc quanh ta hôm nay

Rau dấp cá - Thuốc quý trị nhiều bệnh

Dấp cá (diếp cá) là cây gia vị được nhiều người yêu thích.

Rau dấp cá có mùi vị hơi tanh, có tác dụng tiêu ung thũng, lợi tiểu chống viêm, được coi như một kháng sinh thực vật. Nhân dân dùng rau dấp cá chữa các bệnh chốc đầu ghẻ lở, trĩ, đau răng, sốt rét, tiểu buốt, trẻ em sốt cao co giật, phụ nữ bị đau vú tắc sữa, rắn cắn, sởi, thủy đậu, ho, viêm họng... Liều dùng: 2 - 12g/ngày (loại khô), 20 - 40g/ngày (loại tươi). Xin giới thiệu một số bài Thuốc có dùng rau dấp cá.

Đau nhức răng

Rau dấp cá 30g, thương nhĩ 20g, kinh giới 20g, vỏ cây gạo 20g. Các vị cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu sôi kỹ, chắt lấy nước Thuốc ngậm nhiều lần trong ngày.

Tiểu buốt tiểu rắt: rau dấp cá 20g, lá tre 20g, đinh lăng 20g, mã đề thảo 20g, râu ngô 10g, hương nhu 16g. Cho các vị vào ấm, đổ nước vừa đủ nấu sôi 10 phút, chia uống 2- 3 lần trong ngày.

Bệnh trĩ: rau dấp cá 30g, nhân hạt gấc 2 cái. Nhân hạt gấc sao vàng cùng với rau dấp cá giã nhỏ mịn, đắp vào nơi trì, băng lại. Nên thực hiện vào buổi tối lúc đi ngủ. Làm 2 - 3 đêm sẽ hiệu quả.

Trẻ em sốt cao: rau dấp cá 30g, lá hương nhu 30g. Hai thứ rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước cốt cho trẻ uống 1 chén, sốt sẽ giảm.

Viêm đại tràng: rau dấp cá khô 20g, tất bát 20g, cao lương khương 12g, sơn thù 10g, hoài sơn 12g, bạch truật 12g, cam thảo 10g, bạch linh 10g, trần bì 10g, ngũ gia bì 12g. Các vị cho vào nồi, đổ 1.400ml nước sắc lấy 350ml nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Lưu ý kiêng chất tanh và cay nóng.

Tiểu buốt tiểu đỏ do bàng quang bị thấp nhiệt: rau dấp cá 30g, đinh lăng 20g, huyền sâm 12g, hoàng kỳ 12g, bạch mao căn 16g, chi tử 10g, hoàng đằng 10g, cát căn 16g, xa tiền 10g, thương nhĩ tử 16g, rễ bí đỏ 16g. Các vị cho vào nồi, đổ 1.000ml nước, sắc lấy 200ml nước Thuốc. Sau đó đổ tiếp 800ml nước, sắc lấy 200ml. Hòa chung hai lần nước lại, đun sôi, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

Phụ nữ đau, vú tắc tia sữa: rau dấp cá 20g, đinh lăng 20g, xương bồ 16g, kim ngân 16g, bồ công anh 16g. Các vị cho vào nồi, đổ 800ml sắc còn 300ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Uống khi nước Thuốc còn nóng.

Lương y Đình Thuấn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/rau-dap-ca-thuoc-quy-tri-nhieu-benh-n161517.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm đại tràng mạn là tình trạng tổn thương mạn tính ở niêm mạc đại tràng, có thể tổn thương toàn bộ hoặc khu trú, do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc không rõ nguyên nhân.
  • Khi thấy hậu môn chảy máu, đau rát, ngứa, vân vân, nhiều người cho rằng bị bệnh trĩ, tự tìm các loại lá đắp lên vết thương, hoặc mua Thu*c bôi rụng trĩ, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Khi viêm loét đại tràng kéo dài, tế bào biểu mô bị loạn sản chuyển biến thành ung thư đại tràng. Năm nay tôi 40 tuổi, bị viêm đại tràng (VĐT) mạn tính, đã dùng nhiều Thu*c nhưng không khỏi. Xét nghiệm bác sĩ bảo bị nấm ruột (nấm men). Vậy xin hỏi có Thu*c gì chữa được không? Có nguy cơ gây ung thư đại tràng không? - (Nguyễn Hoàng Lương - Nghệ An)
  • Hạt vừng còn gọi là hạt mè, dầu mè có vị ngọt, tính hàn không độc, có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt, sát trùng...
  • Hậu môn có cục thịt dư to bằng hạt đậu, không đau rát, không ngứa, cũng không chảy máu. Xin hỏi có phải trĩ và có cần điều trị?
  • Mangyte cho em hỏi:Em sinh con được 3 tuần, hiện giờ hai vú cương cứng, rất đau, nóng, có phải em bị tắc tia sữa không? Em không thấy sốt gì hết. Em nghe nói ở BV Vũ Anh có điều trị tắc tia sữa, không biết chi phí như thế nào? Em cảm ơn Mangyte! (Bích Phương – TPHCM)
  • Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng chữa sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt, viêm dạ dày, khó tiêu,…
  • Xơ mướp được lấy từ quả mướp chín thật già đã khô quắt, có vỏ ngoài nhăn nheo, màu vàng óng, cầm thấy nhẹ tay, đem ngâm vào nước nhiều lần cho tróc dần lớp vỏ ngoài và rữa nát hết lớp thịt còn sót lại ở trong, rửa sạch, rũ hết hạt, phơi khô.
  • Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng như sâu răng, viêm lợi, nướu răng,… Người bệnh cần khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để xác định nguyên nhân và điều trị triệt để. Trong quá trình điều trị để răng đỡ đau và đạt kết quả nhanh có thể dùng một số bài Thuốc đơn giản sau:
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY