Cây thuốc quanh ta hôm nay

Rau muối, thanh nhiệt, chữa lở ngứa

Rau muối, tên khoa học Chenopodium album L. Rau muối mọc hoang khắp nơi trên đất nước ta.

Rau muối, tên khoa học Chenopodium album L. Rau muối mọc hoang khắp nơi trên đất nước ta. Dân ở các nước Á Đông, người ta thu hái các ngọn non và lá non của các cây hoang dại làm rau ăn, bằng cách dùng luộc, xào hoặc nấu canh. Nó cũng là vị Thu*c trị bệnh đường tiêu hóa, ngoài da...

Thân lá rau muối chứa hydrat carbon, protein, glucid, cellulose, khoáng toàn phần, calcium, phosphor, các vitamin A và C. Theo Đông y, rau muối có vị ngọt, tính bình, hơi độc (không nên lạm dụng). Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, sát trùng, chỉ tả lỵ, chống ngứa. Dùng chữa kiết lỵ, đau bụng tiêu chảy, da lở ngứa, côn trùng hoặc rắn độc cắn. Sắc nước ngâm súc miệng chữa sâu răng, rửa các mụn lở có giòi và giã đắp các vết thương do côn trùng cắn hay lang ben, hắc lào. Hải Thượng Lãn Ông dùng rau muối chữa bí tiểu, bụng trướng. Để làm Thu*c, người ta hái toàn cây, dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô. Sau đây là một số bài Thu*c trị bệnh từ rau muối:

Chữa bí tiểu, bụng trướng: rau muối và lá đa lông, đều 20-30g, sắc uống.

Chữa đi lỵ đau bụng: toàn cây rau muối 30-60g, sắc nước uống.

Chữa răng lợi sưng đau: cây rau muối, lượng thích hợp, nấu nước ngậm súc miệng.

Chữa ghẻ, lở ngứa: cành lá cây rau muối, nấu nước rửa. Có thể rửa các mụn lở và giã đắp các vết thương do côn trùng cắn hay lang ben, hắc lào.

Chữa toàn thân lở ngứa: toàn cây rau muối, dã cúc hoa, lượng bằng nhau, nấu nước xông, rửa.

Côn trùng cắn: cành lá cây rau muối, giã nát nhuyễn đắp chỗ tổn thương.

Chữa lang ben: cây rau muối 150g, cây cà (thân cành và gốc) 90g, cây ké đầu ngựa 150g. Tất cả phơi khô, đốt thành than; nấu lấy nước cô đặc thành cao bôi vào chỗ bị bệnh; hoặc sử dụng các vị Thu*c trên, lượng thích hợp, nấu lấy nước đặc bôi.

Rau muối là một loại rau sạch (không thấy sâu bệnh) không độc hại. Nếu tận dụng đất hoang để trồng nhiều, có thể làm rau ăn, thậm chí là loại rau đặc sản. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều, vì cây có chứa nhiều acid oxalic...

BS. Hoàng Thuần

Quang Do
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/rau-muoi-thanh-nhiet-chua-lo-ngua-n125926.html)

Tin cùng nội dung

  • Vào những ngày hè nóng nực, nhu cầu về nước uống của cơ thể là rất lớn. Thật khó có thể kể hết các loại nước giải khát mang tính công nghiệp đang lưu hành trên thị trường hiện nay,
  • Theo Đông y, ba ba vị ngọt, tính bình; vào can, thận. Có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó. Rau sam chứa nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P; Fe; vitamin A, B1, C; các sắc tố nhóm betacyanidin...
  • Theo Đông y, rau muối có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, sát khuẩn, chữa tả lỵ, chống ngứa.Rau muối thường mọc ở các bãi sông, ven đường, ruộng và nương rẫy bỏ hoang thường được bà con miền núi, ven biển sử dụng làm rau nấu canh ăn có tác dụng thanh nhiệt. Cây rau muối đã có vị mặn nên khi chế biến nên không cần bỏ muối.
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Lở ngứa, mẩn tịt là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, mùa nào cũng có thể mắc nhưng thường gặp nhất vào mùa hè. Nguyên nhân gây bệnh có nhiều, theo Đông y chủ yếu là do chứng nhiệt trong cơ thể, phân ra các thể: huyết nhiệt, phong nhiệt hoặc thấp nhiệt. Sau đây là một số bài Thuốc trị theo từng thể.
  • Xuất huyết là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương hoặc do tính thấm thành mạch. Có thể là xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh,...
  • Các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan thường được người dân ưa dùng.
  • Theo Đông y, thạch cao vị ngọt, cay, tính rất hàn. Vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt cao, kích ứng vật vã, miệng khô, khát nước, đau răng, loét miệng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY