Cây thuốc quanh ta hôm nay

Rau răm giúp tiêu thực, chữa rắn cắn

Rau răm là rau gia vị có mùi thơm đặc trưng dễ chịu, tăng thêm hương vị món ăn, giúp cho tiêu hoá.
Nhiều món ăn dân dã thường dùng rau răm như trứng vịt lộn, thịt giả cầy, gỏi thịt gà, canh chua cá đồng, cháo lươn, trai, hến đều ngon, thích hợp. Rau răm còn là vị Thu*c chữa bệnh hiệu quả.

Theo y học cổ truyền, rau răm vị cay tính ấm. Tác dụng ôn tỳ vị, tiêu thực, cầm tả lỵ, khử hàn, trừ thấp, hoạt huyết tiêu độc... Trị bụng đầy chậm tiêu, đầy hơi, tiêu lỏng, bí tiểu, phù thũng, phong thấp nhức mỏi, chàm lở, rắn cắn, làm dịu T*nh d*c...

Trong Nam dược thần hiệu của danh y Tuệ Tĩnh có ghi “Rau răm trừ được cước khí sưng chân và chữa rắn rết côn trùng cắn, chàm, ghẻ lở dùng uống trong và đắp ngoài”. Bản thảo cương mục viết: “Rau răm trừ độc trong tôm cá…”.

Theo dược tính hiện đại, rau răm chứa calcium, phosphor, kali, magnesium, mangan, sắt, vitamin C, vitamin PP và tinh dầu thơm mát. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn trứng vịt lộn với rau răm là rất khoa học vì vịt lộn rất giàu đạm và dưỡng chất khó tiêu. Rau răm có tính kiện tỳ tiêu thực, ăn với trứng vịt lộn thơm ngon dễ tiêu không sợ đầy bụng. Xin giới thiệu một số phương Thu*c có dùng rau răm:

Ăn tôm cá bị đau bụng đi ngoài: hái rau răm tươi giã vắt nước cốt cho uống hoặc sắc nước cho uống.

Chữa trẻ em nhiều rôm sảy: rau răm 100g, cá diếc 1-2 con luộc chín lấy thịt nấu canh ăn nhiều lần.

Chữa mùa hè say nắng: rau răm 100g giã vắt nước cốt cho uống.

Chữa cảm cúm: rau răm 50g, ba lát gừng giã nhỏ vắt nước cốt uống.

Chữa mụn nhọt mới phát: rau răm 100g giã vắt nước cốt uống bã đắp ngoài.

Chữa đau bụng sán lãi: rau răm 50g sắc uống.

Chữa nước ăn chân: rau răm giã nhỏ cho thêm muối đắp vào nơi bị nước ăn.

Chữa vết thương lở loét lâu lành: rau răm sao tồn tính tán bột đắp vào nơi da lở loét.

Chữa đứt tay chảy máu: rau răm nhai nhỏ đắp nơi bị đứt tay.

Chữa hắc lào, sâu quảng, chốc lở: rau răm giã vắt nước cốt cho thêm chút rượu bôi vào vùng da bị bệnh.

Có nơi còn dùng rau răm làm Thu*c thông tiểu, hạ sốt, tiêu hóa kém, trúng thực nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ. Có người cho rằng ăn rau răm làm yếu S*nh l*, thực tế chưa thấy tài liệu nào chứng minh ăn rau răm bị giảm T*nh d*c.

Ghi chú: Rau răm nên dùng tươi phát huy tác dụng của tinh dầu tốt hơn. Phụ nữ có thai không nên ăn rau răm.

Lương y Minh Phúc

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/rau-ram-giup-tieu-thuc-chua-ran-can-n141213.html)

Chủ đề liên quan:

rắn cắn rau răm

Tin cùng nội dung

  • Gần đây, việc rắn độc bất ngờ chui vào nhà, thậm chí gây Tu vong cho người xảy ra thường xuyên khiến người dân ở nhiều địa phương lo sợ.
  • Sơ cứu, cấp cứu đúng cách khi bị rắn cắn trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.
  • Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY