Dinh dưỡng hôm nay

Rèn luyện thể lực an toàn ở người bệnh đái tháo đường

Tập luyện thể lực là 1 trong 3 trụ cột điều trị bệnh đái tháo đường (cùng với chế độ ăn và Thu*c). Bên cạnh việc tập sao cho có hiệu quả thì bạn cũng phải chú ý phải tập an toàn, đúng kỹ thuật để tránh chấn thương. Khi cảm thấy đau trong quá trình tập, bạn nên ngừng tập và hỏi ý kiến bác sĩ để nhận lời khuyên chính xác nhất

1. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu

Mỗi một cơ thể sẽ thích nghi và phù hợp với từng dạng bài tâp khác nhau, đặc biệt với người bệnh đái tháo đường sẽ có nhiều kiểu bài tập phù hợp với từng mức độ bệnh. Bạn cần có sự tư vấn từ bác sĩ để chọn cho mình bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe, các biến chứng (nếu có), các Thu*c hạ đường huyết đang dùng, và điều kiện thời tiết tại địa phương.

2. Khởi động và thư giãn

Cho dù bạn là người bình thường, hay mắc bệnh đái tháo đường, việc thực hiện ngay các động tác tập mạnh dễ khiến bạn bị chấn thương, và làm thay đổi đột ngột mức glucose máu. Vì vậy cần dành ra 5-10 phút để khởi động làm nóng cơ thể, giúp cơ thể dần làm quen với cường độ tập luyện, điều chỉnh nhịp thở, nhịp tim và huyết áp… trước khi bắt đầu bài tập chính

3. Không để bị mất nước

Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam, việc cơ thể bị mất nước khi đang tập là rất phổ biến, với các biểu hiện như choáng váng, chuột rút hay nghiêm trọng là sốc nhiệt. Trung bình, mỗi tiếng rèn luyện thể lực sẽ khiến cơ thể bạn mất 1.5 lít nước, vậy nên hãy tuân thủ những khuyến cáo sau đây:

- Trước khi tập: uống ít nhất 500 ml nước trong vòng 1 tiếng.

- Trong khi tập: uống 150 ml nước mỗi 15-20 phút

- Sau khi tập: tiếp tục uống khoảng 500 ml nước.

4. Cẩn thận với thời tiết nóng bức

Việt Nam là nước nhiệt đới với nhiệt độ trung bình khoảng 27 độ C, và có rất nhiều ngày nắng nóng trong năm. Để tập an toàn, người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ những lời khuyên:

- Chọn thời điểm mát mẻ trong ngày để tập luyện (sáng sớm hoặc chiều)

- Mặc quần áo thoáng mát, màu sáng, phù hợp cho việc vận động

- Tránh vận động cường độ cao khi thời tiết nóng bức

- Uống đủ nước, nhưng tránh các loại thức uống có cồn

5. Lắng nghe cơ thể

Cơ thể mỗi người sẽ có cách thích ứng riêng với cường độ tập luyện. Trong quá trình tập, nếu bạn cảm thấy quá sức thì hãy dừng lại một chút và lắng nghe cơ thể mình. Đôi khi có một chút nhầm lẫn khiến cường độ luyện tập của bạn quá cao, hãy kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Thông thường, cơ thể sẽ đau nhức trong vòng 12-24 giờ sau khi tập. Nếu cảm giác đau nhức kéo dài cả tuần hoặc diễn biến trầm trọng, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được khám. Ngoài ra, dừng tập luyện và hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng như: đau thắt ngực, choáng váng và nhức đầu, kiệt sức, khó thở, nhịp tim đập loạn xạ và thất thường.

Hi vọng với 5 lưu ý trên, bạn sẽ an tâm rèn luyện thể lực một cách an toàn nhất. Kết hợp thêm chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bạn đã sẵn sàng để bắt đầu kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Nguồn: daithaoduong.ngaydautien.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5bbf038f9218654516204ab6)

Tin cùng nội dung

  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Bạn có ít thời gian? Bạn không thích tập thể dục? Bạn quá mệt mỏi để tập sau khi làm việc? Bài tập luyện thể lực 10 phút là những gì bạn cần.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY