Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Rối loạn tâm lý sau sinh: nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Là một căn bệnh còn chưa được nhận thức rõ ràng và khó để phát hiện, rối loạn tâm lý sau sinh đang ngày càng trở nên nguy hại hơn.

Ảnh minh họa.

Rối loạn tâm lý sau sinh là một căn bệnh về tinh thần hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, xuất hiện ở những tuần đầu sau sinh con. theo ước tính, tỷ lệ thai phụ mắc căn bệnh này là 1 đến 2 ca trên 1000 ca sinh nở. nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, rối loạn tâm lý sau sinh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân người mắc bệnh mà còn có thể gây nguy hiểm đến cả những người xung quanh.

Triệu chứng của rối loạn tâm lý sau sinh

Những dấu hiệu ban đầu của chứng rối loạn tâm lý sau sinh thường xuất hiện trong vòng 2 tuần sau khi sinh con. đôi khi, nó cũng có thể xuất hiện muộn hơn mốc thời gian đó một chút. cần lưu ý rằng rối loạn tâm lý sau sinh khác với trầm cảm sau sinh. một số dấu hiệu nổi bật của rối loạn tâm lý sau sinh là:

- gặp khó khăn với những công việc chăm sóc bản thân hàng ngày

- Thay đổi tâm trạng thường xuyên

- Gặp các vấn đề về giấc ngủ

- Thường xuyên bồn chồn, khó chịu

- Gặp ảo giác, có những niềm tin không phù hợp với thực tế

- Thường nói nhầm lẫn, không rõ ràng

- Có suy nghĩ về cái ch*t hoặc T* t*

- Có suy nghĩ làm tổn thương hoặc muốn giết hại em bé

- Nghe thấy những điều kỳ lạ, người khác không nghe thấy

- nhìn thấy những điều kỳ lạ mà người khác không nhìn thấy

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tâm lý sau sinh

Hiện tại, nguyên nhân chính xác nhất của chứng rối loạn sau sinh vẫn chưa được tìm ra nhưng một nghiên cứu từ năm 2021 đã chỉ được một số nguy cơ cơ bản bao gồm:

- sự thay đổi hormone: sinh con gây ra sự sụt giảm lớn các hormone, bao gồm cả estrogen và progestrogen. một số nhà nghiên cứu cho rằng những sự thay đổi nội tiết tố này có thể tác động đến các thụ thể dopamin và gây ra chứng rối loạn tâm lý sau sinh.

- thiếu ngủ: tình trạng dễ gặp phải ở các bậc cha mẹ trong những ngày đầu có con này cũng có thể dẫn đến chứng rối loạn tâm lý sau sinh.

- tiền sử về các bệnh tinh thần: theo nghiên cứu, khoảng 50% những người phát triển chứng rối loạn tâm thần sau sinh đã từng có tiền sử mắc các bệnh tinh thần từ trước đó.

- Các yếu tố khác: sự thay đổi ở hệ thống miễn dịch, thiếu sự hỗ trợ của gia đình, đời sống vợ chồng gặp trục trặc, bệnh về tuyến giáp…

Cách khắc phục

Để thoát khỏi chứng rối loạn sau sinh một cách an toàn nhất có thể, người bệnh cần có được sự hỗ trợ về y tế sớm. Nếu quen biết hoặc chính bản thân không may mắc phải căn bệnh này, bạn cần nắm rõ các đường dây hỗ trợ y tế cần thiết hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được trị liệu.

Một số loại Thu*c và phương thức thường được sử dụng để điều trị chứng rối loạn sau sinh là Thu*c chống loạn thần, liệu pháp nhận thức hành vi, huấn luyện tâm lý…

Theo Mai Linh/VTV

Link bài gốc Lấy link

https://vtv.vn/doi-song/roi-loan-tam-ly-sau-sinh-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-khac-phuc-20220106002740799.htm

Theo Mai Linh/VTV

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/roi-loan-tam-ly-sau-sinh-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-khac-phuc/20220117042347252)

Tin cùng nội dung

  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đạm vì nếu quá nhiều đạm sẽ dẫn tới thiếu canxi. Lượng thực phẩm nên từ 120-150g thịt/cá/trứng... và 50g đậu/đỗ, vừng, lạc.
  • Từ mỡ lợn đến bơ, từ dầu hạt cải, dầu vừng đến “mốt” mới nhất là dầu dừa, dầu ôliu… đều được khẳng định là rất tốt cho sức khoẻ. Vậy nhưng chúng có thực sự là những loại chất béo tốt nhất dùng để nấu nướng?
  • Các loại thực phẩm giàu axit béo và các loại hoa quả, ngũ cốc là nguồn cung cấp nội tiết tố nữ estrogen giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể
  • Khi bắt đầu bước qua tuổi “băm”, lo thiếu hụt nội tiết tố nhiều chị em đã tự ý bổ sung bằng nhiều loại thực phẩm chức năng mà không có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ. Lợi đâu chưa thấy, chỉ thấy rằng đã có không ít người tự “rước bệnh vào thân”.
  • Rối loạn tâm thần thời kỳ mang thai và sau sinh là một quá trình biến đổi S*nh l*, sinh hóa phức tạp diễn ra với các mức độ khác nhau làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ và đến sự phát triển thể chất cũng như tâm thần của đứa trẻ khi sinh.
  • Cùng với sự gia tăng các bệnh thực thể, các rối loạn tâm thần (RLTT) cũng là bạn đồng hành của những NCT...
  • Cùng với sự gia tăng các bệnh thực thể, các rối loạn tâm lý cũng là “bạn đồng hành” của người cao tuổi (NCT), trong đó thường gặp là trầm cảm và lo âu. Một nghiên cứu mới đây tại Viện Lão khoa Việt Nam cho thấy,
  • Suy giảm nội tiết tố nam testosterone là nguyên nhân dẫn tới suy giảm sinh lực và S*nh l*, khiến nam giới mất dần phong độ cả hình thức bên ngoài và chất lượng bên trong.
  • Tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt và trầm cảm tăng cao hơn sau 11-15 năm chấn thương đầu vì đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm trong phát triển thần kinh.
  • Khoa tâm lý BV Nhi Đồng 1 tiếp nhận những trẻ có biểu hiện bất thường về thể chất nhưng không tìm thấy nguyên nhân y khoa như: đau bụng, nhức đầu, khó thở...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY