Một bệnh nhân nam 54 tuổi bị rung nhĩ được điều trị chống đông bằng warfarin liều 5mg mỗi ngày. Bệnh nhân bị nhiễm trùng tiết niệu được điều trị ban đầu bằng Ciprofloxacin uống 250 mg mỗi ngày trong 7 ngày. Hiện tại bệnh nhân được đưa tới bệnh viện do đái máu và dễ bầm tím. Khám lâm sàng thấy bầm máu ở cẳng tay bệnh nhân. Xuất hiện máu trong nước tiểu của bệnh nhân nhưng không có máu cục. Sau khi rửa bàng quang bằng 100 ml nước muối vô trùng, nước tiểu bệnh nhân có màu hồng nhạt. Xét nghiệm nước tiểu thấy có 3 đến 5 bạch cầu trên mỗi vi trường và có nhiều hồng cầu, không có vi khuẩn. Tỷ lệ chuẩn hóa quốc tế (INR) là 7,0. Đâu là phương pháp tốt nhất để điều trị cho bệnh nhân này?
Wafarin là Thu*c chống đông đường uống được sử dụng rất rộng rãi. Cơ chế hoạt động của nó là cản trở sản xuất các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K (Prothombin và các yếu tố VII, IX, X) và các chất chống đông( Protein C, S). Wafarin được tích lũy ở gan sau khi nó trải qua quá trình chuyển hóa oxy hóa nhờ hệ thống CYP2P9. Nhiều loại Thu*c có thể cản trở quá trình chuyển hóa của warfarin bởi hệ thống này do đó gây ra tình trạng tăng hoặc giảm liều warfarin. Bệnh nhân này gần đây đã được điều trị bằng Fluroquinolon mà được biết là tăng thời gian prothrombin và INR nếu warfarin không được được chỉnh liều trong quá trình điều trị. Khi INR > 6, nguy cơ chảy máu sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu không có bằng chứng của chảy máu vào thời điểm hiện tại, việc sử dụng warfarin là an toàn và cho phép INR hạ thấp từ từ trong khoảng điều trị trước khi tiến hành điều trị tiếp. Ở bệnh nhân này, mặc dù có những bằng chứng của biến chứng chảy máu ít, cho phép tiếp tục điều trị. Có thể bệnh nhân bị tăng mức độ viêm bàng quang chảy máu dẫn đến do quá liều Thu*c chống đông trong nhiễm khuẩn tiết niệu mà đã bị viêm niêm mạc bàng quang. Thêm vào đó, bệnh nhân bị tụ máu ở nhiều vị trí. Vì vậy, điều trị để làm tăng INR được chỉ định. Trường hợp không có chảy máu đe dọa tính mạng, sẽ có chỉ định điều trị bằng vitamin K. Khi INR giảm trong khoảng 4.9-9, và liều vitamin K 1mg đường uống thường là đủ để duy trì INR mà không có kháng vitamin K, bằng chứng là sự giảm nhạy cảm với warfarin đường uống trong một thời gian dài. Khi cần thay đổi nhanh lượng chống đông, vitamin K có thể được dùng đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Tuy nhiên, có nguy cơ của sốc phản vệ, Tu vong. Điều này có thể được khắc phục nhờ sử dụng liều thấp, tốc độ < 1mg/ phút. Ngoài ra huyết tương tươi đông lạnh được chỉ định để phục hồi yếu tố đông máu khi có dấu hiệu của chảy máu trong trường hợp INR cao. Trong khi đường tiêm dưới da vitamin K từ lâu đã là con đưởng chính của sự hiệu chỉnh, các kết quả nghiên cứu cho thấy đường dưới da không tốt hơn Thu*c vờ và thấp hơn đường uống và đường tĩnh mạch, mà có hiệu quả tương tự.
Đáp án: C.
Nguồn: Internet.
Chủ đề liên quan:
8 bệnh nhân 8 bệnh nhân khỏi bệnh bệnh nhân Bệnh nhân khỏi bệnh ca mắc ca mắc mới Các biện pháp các cơ chống dịch dịch covid dự kiến khỏi bệnh mắc mới nâng cấp rung nhĩ sở y tế thêm ca mắc Thêm ca mắc mới