Ẩm thực hôm nay

Rượu bìm bịp chữa di tinh

Chim bìm bịp thường sống ở sông suối, nơi có nhiều bụi cây rậm rạp. Theo y học cổ truyền, thịt bìm bịp có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ huyết, bổ thận dương, tiêu ứ huyết, giảm đau, tiếp cốt.

Chim bìm bịp thường sống ở sông suối, nơi có nhiều bụi cây rậm rạp. Theo y học cổ truyền, thịt bìm bịp có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ huyết, bổ thận dương, tiêu ứ huyết, giảm đau, tiếp cốt. Dùng trong các trường hợp thận dương suy yếu gây chứng liệt dương, di tinh, tiết tinh sớm. Ngoài ra, còn dùng khi bị gãy xương, giúp cho xương chóng liền hoặc chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, đau gối... Đặc biệt, chim bìm bịp ngâm rượu sẽ tăng tác dụng bổ thận tráng dương, giúp quý ông sung mãn.

Cách chế rượu bìm bịp

Bìm bịp vặt lông, mổ bỏ tạng phủ, không nên dùng nước để rửa mà lấy rượu gừng (30g gừng tươi, rửa sạch, giã nát, ngâm trong 100ml rượu 35- 40%) để lau sạch máu và các vết bẩn, để khô. Ngâm rượu 3 lần. Lần đầu dùng rượu 60 độ, đổ ngập, ngâm trong 3 tháng; lần 2 dùng rượu 35- 40 độ ngâm trong 2 tháng, lần 3 dùng rượu 35 - 40 độ ngâm trong 1 tháng. Gộp dịch chiết của 3 lần lại. Do món ăn khoái khẩu của bìm bịp là rắn nên nhiều khi người ta còn cho bìm bịp ăn rắn, sau 3 ngày mới mang đi ngâm ngượu, hy vọng sẽ tăng thêm tác dụng bổ thận tráng dương của bìm bịp.

Mặt khác, để tăng tác dụng có thể ngâm bìm bịp với cá ngựa; hoặc bìm bịp với cá ngựa và tắc kè; hoặc bìm bịp với rắn (1 con hổ mang, 1 con cạp nong, 1 con cạp nia, 1 con rắn ráo, 1 con hổ trâu hoặc một con dọc dưa). khi ngâm rượu bìm bịp với cá ngựa và tắc kè, mỗi loại cũng dùng một đôi, một con đực, một con cái. nếu ngâm bìm bịp với rắn, cần tính trọng lượng của các đôi bìm bịp cân bằng với trọng lượng của cả bộ ngũ xà.

Cũng có thể ngâm các loại nguyên liệu trên vào một bình. đồng thời có thể ngâm một bình rượu Thu*c gồm hà thủ ô đỏ, ba kích, nhục thung dung, mỗi vị 200g; sâm cau 100g, huyết giác 20g; đại hồi hoặc tiểu hồi, trần bì, mỗi vị 10g. nếu ngâm với rắn thì bỏ tiểu hồi và thay bằng 50g thiên niên kiện. ngâm trong rượu trắng 35-40 độ với tỷ lệ 1 phần Thu*c/ 5 - 8 phần rượu. ngâm 3 lần. lần 1 ngâm 1 tháng, lần 2 ngâm 3 tuần, lần 3 ngâm 2 tuần. gộp dịch Thu*c của các lần ngâm lại rồi pha chế theo tỷ lệ 1:1 (một phần rượu bìm bịp hoặc rượu bìm bịp - tắc kè và cá ngựa hoặc bìm bịp - rắn với một phần rượu Thu*c) hoặc tỷ lệ 1:2. rót từ từ rượu bìm bịp vào rượu Thu*c, vừa rót vừa dùng đũa thủy tinh quấy đều để tránh bị tủa. có thể pha thêm ít đường trắng cho dễ uống. lượng rượu thành phẩm có được phải gấp khoảng 8-10 lần trọng lượng của nguyên liệu động vật đem ngâm. nên dựa theo tiêu chí này để phối hợp với rượu Thu*c cho phù hợp.

Rượu bìm bịp chữa di tinh 2

Cách dùng rượu bìm bịp

Rượu bìm bịp có màu nâu thẫm, mùi thơm vị đậm, hơi ngọt. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 30-50ml, uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Không dùng rượu bìm bịp cho phụ nữ có thai. Rượu bìm bịp có nhiều công dụng tốt, đặc biệt để bổ thận dương. Tuy nhiên, để có nguyên liệu sử dụng một cách bền vững, ngay từ lúc này cũng nên có kế hoạch nuôi dưỡng bìm bịp, giống như đã thuần hóa các loại động vật khác như gà rừng, lợn rừng, nhím, rắn...

GS.TS. Phạm Xuân Sinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ruou-bim-bip-chua-di-tinh-n67953.html)
Từ khóa: rượu bìm bịp

Chủ đề liên quan:

chữa di tinh di tinh rượu bìm bịp

Tin cùng nội dung

  • Từ xưa đến nay, món ăn được chế biến từ gà vẫn được ca ngợi vừa giàu dinh dưỡng vừa là dược thiện quý.
  • Theo Đông y, khiếm thực vị ngọt, sáp, tính bình; vào tỳ, thận. Có tác dụng cố thận sáp tinh, bổ tỳ, trừ thấp tiêu trệ, chỉ tiết tả.
  • Di tinh là hiện tượng tinh dịch chảy ra ngoài ở nam giới mà không có kích thích T*nh d*c hoặc D**ng v*t không cương cứng.
  • Hầu hết, nam giới luôn giành quyền chủ động trong chuyện ấy. Thế nhưng, không phải ai cũng có được sức khỏe, tinh thần để làm thủ lĩnh được.
  • Yếu S*nh l* là chứng trạng hay gặp ở nam giới dưới nhiều hình thức khác nhau như xuất tinh sớm, không xuất tinh được, loãng tinh, rối loạn cương, liệt dương, di tinh...
  • Đông trùng hạ thảo, hay còn gọi là hạ thảo đông trùng, một vị Thu*c quý của Đông y với tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk) Sacc.,
  • Trong dân gian, lưu truyền câu chuyện về một cây Thu*c, có tên là cây bìm bịp. Sở dĩ có cái tên giống với cái tên của một loài chim quý,
  • Theo y học cổ truyền, nhân hồ đào vị ngọt, tính ấm, bổ thận, cố tinh, nhuận phế, định suyễn, nhuận tràng, trị thận hư ho suyễn, eo lưng đau, chân yếu, dương nuy, di tinh, đại tiện táo, bí tiểu luôn.
  • Hơn 80% nam giới từng ít nhất 1 lần trong đời sở hữu một giấc mơ ướt. Đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên và không thể tránh khỏi của cơ thể, nhất là ở tuổi dậy thì.
  • Di tinh là rối loạn S*nh l* trong đó nam giới không kiểm soát được quá trình xuất tinh. Nam giới đến tuổi trưởng thành một tuần di tinh một lần là chuyện bình thường...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY