Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Hạt hẹ trị liệt dương, di tinh

Theo Đông y, cửu tử vị cay tính ôn; vào can thận. Có tác dụng bổ thận tráng dương ích tinh.
Hạt hẹ còn gọi cửu tử, tên khoa học: Allium tuberosum Rottl. et Spreng. [Allium uliginosum G. Don.], họ hành (Alliaceae). Hẹ được trồng nhiều ở miền núi, trung du và đồng bằng, nhân dân dùng hẹ trong chế biến món ăn đem lại hương vị đặc biệt. Hẹ cũng là vị Thu*c phòng trị bệnh rất tốt. Bộ phận dùng: hạt - cửu tử.

Theo Đông y, cửu tử vị cay tính ôn; vào can thận. Có tác dụng bổ thận tráng dương ích tinh. Dùng tốt cho nam giới liệt dương di tinh, di niệu, đau lưng do lạnh, đau mỏi lạnh chân (yêu tất lãnh thống), phụ nữ huyết trắng. Liều dùng: 5 - 10g.

Sau đây là một số Thu*c và món ăn trị bệnh từ hạt hẹ:

Bài Thu*c chứa hạt hẹ:

- Chữa nam giới thận hư di mộng tinh, phụ nữ bạch đới: hạt hẹ ngâm giấm, rang khô, tán bột; dùng mật ong làm hoàn, viên bằng hạt đậu. Ngày uống 3 - 5g, uống vào lúc đói với rượu nóng.

- Rượu bổ tăng cường hoạt động Sinh d*c cho nam giới: hạt hẹ 20g, tằm đực khô 100g, dâm dương hoắc 60g, câu kỷ tử 20g, kim anh tử 50g, ngưu tất 30g, ba kích 50g, thục địa 40g, sơn thù 30g, mật ong nửa lít, rượu 400 2 lít. Ngâm 20 - 30 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.

Dược thiện có hạt hẹ:

Cháo hạt hẹ: hạt hẹ 100g, gạo lứt 80 - 100g. Tất cả nấu cháo, lọc gạn lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng rất tốt cho người mệt mỏi suy nhược, di tinh, di niệu.

Cháo thỏ ty tử hạt hẹ: thỏ ty tử 30g, cửu tử 30g, gạo tẻ 80 - 100g. Thỏ ty tử, cửu tử sắc hãm lấy nước, bỏ bã, gạo nấu cháo với nước sắc dược liệu. Khi cháo được thêm đường. Dùng cho các trường hợp thận hư, đau lưng liệt dương di tinh, di niệu.

Kiêng kỵ: Người bị sốt, viêm nhiễm lở ngứa, đau mắt đỏ không dùng.

BS. Tiểu Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/hat-he-tri-liet-duong-di-tinh-n138843.html)

Chủ đề liên quan:

di tinh đông y hạt hẹ liệt dương

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Loại quả này có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ dưỡng tiêu thực, ôn phế, làm khỏi khát, cầm máu, có tác dụng rất tốt khi dùng làm Thu*c chữa liệt dương cho cánh mày râu.
  • Liệt dương là tình trạng D**ng v*t không cương cứng được khi sinh hoạt T*nh d*c ở các mức độ khác nhau. Khi lâm vào tình trạng này, nhất thiết phải được khám và tư vấn của các thầy Thuốc.
  • “Cậu nhỏ” của em chỉ khi nào bạn gái sờ vào mới cương lên còn thấy con gái “nude” vẫn không lên nổi. Xin hỏi phải em bị liệt không?
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Liệt dương là tình trạng D**ng v*t không cương cứng được khi quan hệ. Khi ấy, nhất thiết phải được bác sĩ chuyên khoa khám, tư vấn.Tuy nhiên, một vài bài Thuốc đơn giản dưới đây có thể giúp các quý ông lấy lại phong độ hoặc phòng bệnh.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY