Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Đại học Cambridge, Anh chứng minh cho thấy cơ chế rượu phá hủy vĩnh viễn DNA
(deoxyribonucleic) của tế bào gốc có vai trò sản xuất máu mới dẫn đến làm
tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư: miệng, cổ họng, thanh quản, thực quản, vú, gan và ruột.Trước đây, các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng acetaldehyde được tạo ra trong quá trình xử lý cồn - acetaldehyde là nguyên nhân dẫn đến việc phát triển các loại ung thư. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã thí nghiệm trên chuột được cho uống rượu pha loãng sau đó chúng được phân tích nhiễm sắc thể và DNA để kiểm tra sự phá hủy do acetaldehyde gây ra. Theo tác giả chính, TS. Ketan Patel: “Chất acetaldehyde có thể phá vỡ và phá hủy cấu trúc DNA trong tế bào máu gốc, điều này khiến việc sắp xếp lại các nhiễm sắc thể và thay đổi vĩnh viễn chuỗi DNA trong các tế bào này. Phát hiện này có thể giải thích cơ chế rượu làm
tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư vì một số loại ung thư phát triển do sự hư hại của DNA trong tế bào gốc”. Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu cách thức cơ thể quản lý acetaldehyde và thấy rằng acetaldehyde bị phá hủy bởi aldehyde dehydrogenases (ALDH). Tuy nhiên, nhiều người ALDH bị khiếm khuyết do đó không thể phá hủy acetaldehyde sau khi uống rượu, điều này cũng giải thích tại sao những người này không thể phục hồi sức khỏe sau khi uống rượu. Và việc tích tụ acetaldehyde này có thể dẫn đến tổn hại DNA lớn hơn.
Tuấn Minh (
(Theo NA, 1/2018))