Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ táo bón nặng, biến chứng nhiều bệnh

Những sai lầm của cha mẹ thường khiến tình trạng táo bón của trẻ nặng hơn, dẫn đến nhiều biến chứng như rách hậu môn, trĩ.


Chất xơ là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ nhưng cần bổ sung hợp lý. Ảnh minh họa

Chỉ chú trọng đến quá nhiều chất xơ

Tại hội thảo "Tầm quan trọng của chất xơ đối với hệ tiêu hóa của trẻ", PGS.TS.BS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, chất xơ rất quan trọng với hệ tiêu hóa của trẻ. Trong đồ ăn có hai dạng là hòa tan và không hòa tan. Trong đó, chất xơ không hòa tan thường gặp trong rau.

Hầu hết mọi người đều cho rằng, táo bón là do ăn không đủ chất xơ. Nhưng dù ăn nhiều rau và hoa quả một cách đột ngột cũng không giải quyết được tình trạng. Ngược lại, thay đổi chế độ ăn quá nhanh, trẻ bị táo bón ăn nhiều rau sẽ khiến khối phân lớn nhưng rất cứng, trẻ càng khó đi đại tiện. Nhiều trường hợp khác ăn rất nhiều rau nhưng vẫn táo.

Ăn quá nhiều rau không phải là có lợi vì quá tải đường tiêu hóa làm cho trẻ đi đại tiện nhiều. Điều này khó giúp trẻ hấp thu được thức ăn mà còn "quét" theo các chất dinh dưỡng, dẫn đến suy dinh dưỡng phải vào viện. Vì vậy cha mẹ cần chú ý cho trẻ bổ sung theo các gợi ý dưới đây:

Ít chú trọng đến chất béo: Nhiều cha mẹ thường ít quan tâm đến chất béo. Khi đó thức ăn sẽ khó nhu động hơn trong bộ máy tiêu hóa khiến việc đào thải phân khó khăn hơn. Hơn nữa, chất béo ít thường không đủ cung cấp năng lượng cho bé. Thấy trẻ không đủ năng lượng, cha mẹ lại ép cho trẻ ăn nhiều lên để bù dẫn tới thể tích vượt quá khả năng co bóp, tiêu hóa của bộ máy tiêu hóa, nhất là dạ dày làm cho chức năng vận động của bộ máy tiêu hóa kém đi. Thêm vào đó tiết dịch của bộ máy tiêu hóa không đủ tiêu hóa thức ăn khiến trẻ biếng ăn dần do bị đầy bụng, khó tiêu.

Cho trẻ uống nhiều sữa: Có nhiều cha mẹ nghĩ khi trẻ táo bón cho uống nhiều sữa bột để kích thích nhu động ruột. Tuy nhiên, sữa bột chứa ít chất xơ, có nhiều đường và sẽ làm cho trẻ táo bón nặng hơn. Các sản phẩm làm từ sữa thường khiến trẻ có cảm giác đầy bụng, khó chịu vì ruột không đủ enzym lactase để phá vỡ lactose trong sữa thành các loại đường đơn giản để ruột non có thể hấp thụ được.

Không quan tâm cho trẻ uống nước: Việc chỉ chú trọng đến ăn mà không quan tâm đến uống của trẻ của nhiều bậc cha mẹ cũng không tốt. Không cung cấp nước cho trẻ làm cho hoạt động của các tuyến tiêu hóa, tiết dịch tiêu hóa và nhu động của ống tiêu hóa không bình thường. Bởi vậy là phân rắn lại, đại tiện khó khăn. Uống đủ nước sẽ tạo chuyển hóa cơ thể tốt, khiến khối phân đủ mềm, gây cho trẻ nhu cầu đi đại tiện.

Dùng các thuốc thụt hậu môn: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, trẻ táo bón chỉ có 5% là do bệnh lý, cấu trúc của đường tiêu hóa hoặc liên quan đến nội tiết, còn lại 95% là do lối sống và cách trẻ đi đại tiện. Nhiều cha mẹ khi thấy con bị táo thường giải quyết bằng thuốc thụt hậu môn. Loại thuốc này có tác dụng kích thích phân ra dễ dàng, giải quyết tình trạng khó chịu cho trẻ nhưng chỉ là giải pháp tức thời.

Ngược lại, lạm dụng thuốc thụt hậu môn lại để lại cho trẻ nhiều hệ lụy. Hệ tiêu hóa của trẻ khá non nớt, khu vực hậu môn lại nhạy cảm, dễ bị tổn thuơng. Dùng lâu ngày còn làm mất đi phản xạ đi cầu ở trẻ. Hơn nữa, các thành phần hóa học trong thuốc thụt có nguy cơ xâm nhập vào đường ruột của trẻ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tác động này khiến trẻ không còn cảm giác thèm ăn, biếng ăn, dần suy dinh dưỡng.

Điều nên làm khi trẻ táo bón

Trẻ nhỏ bị táo bón nếu không được điều trị triệt để, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ở những trẻ bị táo bón lâu ngày thường khó tính, bẳn gắt do chất độc ứ đọng trong cơ thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Về lâu dài, táo bón làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như làm cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, táo bón cũng là nguyên nhân khiến không ít trẻ bị rách hậu môn, sa trực tràng, trĩ. Khi đau, trẻ càng cố nhịn dẫn đến tình trạng táo càng trầm trọng hơn.

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai cho biết, đa số trẻ gặp táo bón thông tường có thể khắc phục được bằng việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung chất xơ, nhất là tăng lượng chất xơ mịn trong khẩu phần ăn. Bổ sung một số loại thức ăn chứa nhiều chất xơ mịn như hẹ, yến mạch, đậu Hà Lan, các loại đậu, táp, các loại trái cây thuộc họ cam, quýt, cà rốt… Loại cây dễ tìm, dễ dùng và có hàm lượng chất xơ tự nhiên cao là cây hẹ. Trong y học, các nhà sản xuất thường dùng các chất xơ này để điều trị và phòng ngừa táo bón cho trẻ em, các bậc cha mẹ có thể cho con dùng để cải thiện tình trạng táo.

Việc bổ sung chất xơ chỉ có tác dụng một phần, điều quan trọng cha mẹ phải tạo phản xạ cho não để đi ngoài, luyện vào giờ nhất định. Tốt nhất cần luyện cho trẻ đi ngoài vào buổi sáng vì sau một đêm ruột được nghỉ ngơi, sáng dậy vận động sẽ kích thích nhu động ruột tăng lên, trẻ dễ có phản xạ đi ngoài.

Theo Gia đình & Xã hội

Link bài gốc Lấy link

https://giadinh.suckhoedoisong.vn/sai-lam-cua-cha-me-khien-tre-tao-bon-nang-bien-chung-nhieu-benh-1722019090919081442.htm

Theo Gia đình & Xã hội

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/sai-lam-cua-cha-me-khien-tre-tao-bon-nang-bien-chung-nhieu-benh/20230629083106890)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY