Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Sai lầm khi chế biến rau củ làm mất hết dinh dưỡng lại gây hại sức khỏe

Các loại rau củ quả nếu chế biến không đúng cách có thể làm mất hết dinh dưỡng thậm chí gây hại sức khỏe.

Những sai lầm khi chế biến rau củ gây hại sức khỏe

rửa rau sau khi cắt

theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, tốt nhất bạn nên rửa rau xong rồi mới cắt, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. lý do là vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu cắt rau xong mới rửa, bạn đã vô tình loại bỏ đi lượng lớn vitamin.

ảnh minh họa.

nhặt bỏ hết lá rau

một số bà nội trợ có thói quen nhặt bỏ phần lá khi chế biến rau muống, rau nhúc... đây là việc làm sai lầm và lãng phí bởi lượng vitamin có trong lá rau hay thân, cọng cũng nhiều như nhau.

cắt rau xong không nấu ngay

đa phần vitamin trong rau ở trạng thái "dễ bay hơi". vì thế sau khi cắt rau không nấu ngay mà để trong một thời gian dài, phần lớn vitamin sẽ bị ôxy hóa.

rau xanh đun đi đun lại nhiều lần

rau đun lại nhiều lần sẽ làm mất đi một lượng lớn vitamin trong rau xanh, ăn vào không những không có lợi mà thậm chí còn có hại.

ảnh minh họa.

gọt hết vỏ rau củ

nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn, bị phun hóa chất nên gọt bỏ hết vỏ cho an toàn. tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin c hơn cả thân và lá như bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím... chính vì vậy, theo khuyến cáo ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được thì không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.

thời gian xào, nấu, luộc quá lâu

các vitamin có trong rau củ rất "nhạy cảm", nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, nó rất dễ bị phân hủy. vì thế chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian xào nấu rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin.

khi chế biến những loại rau lá xanh không nên nấu quá lâu. nếu không, nitrate sẽ chuyển biến thành nitrit nitrat, dễ làm cho ngộ độc thực phẩm cho trẻ em. đặc biệt, các loại rau đông lạnh càng không nên nấu quá lâu, nếu không sẽ làm mất đi khá nhiều dinh dưỡng.

ảnh minh họa.

luộc tất cả các loại rau với thời gian tương đương nhau

lỗi này thường gặp ở những người ít đứng bếp hoặc luộc nhiều rau cùng một lúc. nên nhớ, mỗi loại rau chín ở mức nhiệt riêng. việc trộn tất cả rồi luộc chung dễ khiến rau bị nhừ, nát trong khi một vài loại lại chưa kịp chín. trường hợp muốn ăn rau thập cẩm, bạn có thể luộc từng loại rồi trộn với nhau, trình bày trên đĩa.

rau xanh có thể để lâu

để tiết kiệm thời gian, nhiều người đặc biệt là “dân” văn phòng thường chỉ đi chợ một lần cho cả tuần, mua đủ loại thực phẩm và rau quả về “chất” trong tủ lạnh. làm như vậy đương nhiên rất tiện lợi, có thể tiết kiệm được thời gian nhưng lại không biết rằng rau xanh càng để lâu càng mất đi nhiều dinh dưỡng.

ví dụ các loại rau giàu vitamin c như rau ngót, rau cải sẽ hao tổn 84% vitamin c nếu để ở nhiệt độ 20oc trong 1 ngày. nếu cần thiết phải “tích trữ” thì nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có ánh nắng mặt trời.

ảnh minh họa

tất cả các loại rau xanh đều cần được nấu chín

thực tế, bông cải xanh, hành tây, ớt chuông… chứa nhiều dinh dưỡng hơn khi thưởng thức tươi sống. với những loại rau này, bạn nên rửa sạch rồi tận dụng làm món salad sẽ tốt hơn. trong khi đó, cà chua, măng tây, nấm… lại đặc biệt tốt khi nấu chín. chính vì vậy, đừng áp dụng công thức chung cho tất cả các loại rau. tùy vào đặc tính từng loại để chế biến thành món ăn ngon miệng, tốt cho sức khỏe.

lưu trữ tỏi tây đã nấu chín sang ngày hôm sau

tỏi tây để qua đêm sẽ trở thành chất độc. tốt nhất nấu xong ăn luôn, không nên lưu trữ quá lâu. nếu để quá lâu, lượng nitrate trong đó sẽ biến thành nitrite, gây ngộ độc. ngoài ra, trẻ nhỏ tiêu hóa không tốt cũng không nên ăn tỏi tây.

ảnh minh họa.

rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm nước

trong nấm hương chứa ergosterol, sau khi tiếp nhận ánh sáng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin d. nhưng nếu trước khi ăn rửa quá sạch hoặc ngâm trong nước quá lâu sẽ làm tổn thất rất nhiều thành phần dinh dưỡng. khi nấu nấm hương cũng không thể dùng nồi sắt hay nồi đồng, tránh làm mất chất dinh dưỡng.

không nấu chín mướp đắng, giá đỗ

chất đắng axit oxalic trong mướp đắng có thể cản trở sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. do đó, trước khi ăn mướp đắng phải luộc qua nước sôi để loại bỏ axit oxalic. đặc biệt, những trẻ nhỏ cần phải bổ sung nhiều canxi không nên ăn quá nhiều mướp đắng

giá đỗ có vị ngon, bổ dưỡng, giàu dinh dưỡng, nhưng khi ăn nhất định phải nấu chín. nếu ăn sống không nên ăn quá nhiều. ăn nhiều giá đỗ sống dễ làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt…

trên đây là những sai lầm mà nhiều người thường mắc phải khi chế biến rau xanh. nếu những thói quen này duy trì trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. thời gian kéo dài, sự hấp thu chất dinh dưỡng không đủ có thể gây tác hại đối với sức khỏe của con người.

Theo Gia đình Việt Nam

Link bài gốc Lấy link

https://giadinhvietnam.com/sai-lam-khi-che-bien-rau-cu-lam-mat-het-dinh-duong-lai-gay-hai-suc-khoe-d159216.html

Theo Gia đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/sai-lam-khi-che-bien-rau-cu-lam-mat-het-dinh-duong-lai-gay-hai-suc-khoe/20201210085927741)

Tin cùng nội dung

  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY