Tin tức hôm nay

Tin tức

Sản phụ kiên cường hơn 1 tháng chống chọi với COVID-19 đã bình phục

Hơn 1 tháng giành giật sự sống, 21 ngày phải thở máy, 9 lần lọc máu liên tục, sản phụ 33 tuổi ở Điện Biên đã cố gắng chống chọi, tỉnh dậy sau hôn mê kéo dài với ước mong được gặp con gái.

Sau ca mổ cấp cứu bắt con nguy kịch vào ngày 21/5, người mẹ trẻ mắc covid-19 đã được các bác sĩ tức tốc chuyển đến khoa hồi sức tích cực để điều trị hồi sức, thở máy do diễn biến bệnh tăng nặng nhanh.

Ngày 26/6, chị l.t.k, 33 tuổi, trú tại xã si pa phìn, huyện nậm pồ, tỉnh điện biên được xuất viện trở về đoàn tụ cùng gia đình sau hơn 1 tháng điều trị covid-19 tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương.

Chia sẻ trước giờ ra viện, chị xúc động cho biết: “Sau nhiều ngày cận kề cái ch*t, tôi tưởng mình không còn được gặp lại người thân. Giờ phút này tôi không biết nói gì ngoài cảm ơn đến các bác sĩ, đặc biệt BS Nguyễn Quốc Khánh đã mổ cho tôi được “mẹ tròn con vuông”. Giờ đây tôi đã hoàn toàn khỏe mạnh”.

Sản phụ đã bình phục sau hơn 1 tháng điều trị.

Nhắc tới con gái, chị K lại trào nước mắt vì vui mừng. “Hơn 1 tháng trước, con gái tôi được ông bà đón về quê, sức khỏe của cháu bình thường, không bị nhiễm COVID-19”, chị K kể.

Vợ chồng chị K cưới nhau 11 năm không có con. Sau nhiều ngày tháng chạy chữa, chị đã thụ tinh trong ống nghiệm thành công. Niềm vui chuẩn bị đón con chào đời đã bị lo lắng bao vây khi chị là F1.

Ngày 4/5 chị được đưa đi cách ly tập trung, đến ngày 13/5 có kết quả xét nghiệm dương tính, khi đó thai nhi được 35 tuần tuổi. chỉ vài ngày sau, chị sốt cao, tức ngực, khó thở nhiều, được chuyển từ điện biên đến cấp cứu tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương vào chiều 19/5.

Chị được các bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu, sản khoa, ngoại khoa hội chẩn và tiên lượng nguy kịch với cả mẹ và con do hô hấp cấp tính, tổn thương phổi nặng nề, phù 2 chi dưới nhiều, có nguy cơ tiền sản giật, rối loạn nặng nề về đông máu. các bác sĩ nhận định đây là ca bệnh hết sức phức tạp, cần hội chẩn thêm chuyên khoa huyết học để dùng Thu*c chống đông máu phù hợp và, cần phối hợp tất cả các chuyên khoa để cố gắng cứu sống cả mẹ và con vì đây là trường hợp hiếm muộn rất éo le.

Sản phụ trước giờ xuất viện

Sau 3 ngày điều trị tích cực, nhận thấy tình trạng suy hô hấp của bệnh nhân nặng dần lên, nguy cơ suy thai do mẹ thiếu oxy, các bác sĩ đã tổ chức hội chẩn chỉ định mổ cấp cứu lấy con vào ngày 21/5. Có 2 kíp bác sĩ, một kíp mổ lấy thai, một kíp bác sĩ hồi sức cấp cứu cho mẹ trong quá trình phẫu thuật. Bé gái nặng 2,6 kg chào đời trong niềm hân hoan của tập thể y bác sĩ.

Ngay sau mổ bắt con, người mẹ được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực để chăm sóc hô hấp chuyên sâu, thở máy với chế độ dành cho bệnh nhân suy hô hấp cấp tính. Tuy nhiên, chị đáp ứng kém, bệnh ngày một tiến triển nặng.

TS Vũ Đình Phú, Trưởng khoa Hồi sức tích cực sau khi hội chẩn bệnh nhân đã quyết định cho chị thở máy kỹ thuật cao bảo vệ phổi, lọc máu hấp thụ cytokines, kiểm soát nguyên nhân toan chuyển hóa, duy trì an thần giảm đau để bệnh nhân thở theo máy hàm hạn chế tổn thương phổi, duy trì Thu*c chống đông máu theo mục tiêu điều trị và theo dõi 24/24h.

Sau 8 ngày thở máy và 6 lần lọc máu liên tục, đến ngày 29/5, bệnh nhân chưa có dấu hiệu tốt lên, thậm chí chức năng phổi còn suy giảm nhiều, chỉ số chức năng phổi giảm nặng, ăn sữa qua sonde dạ dày không tiêu. Bệnh nhân tiếp tục được thở máy qua mở khí quản, lọc máu thêm 3 lần nữa, sử dụng kháng sinh chống bội nhiễm…

Sau 21 ngày thở máy liên tục và 9 lần lọc máu, kết hợp các biện pháp điều trị và chăm sóc tích cực chuyên sâu, bệnh nhân đã có những tiến triển tốt. Sau đó, được chuyển thở máy theo chế độ tự thở một phần. Đến ngày 13/6, bệnh nhân được bỏ máy thở thành công. Theo chia sẻ của các bác sĩ, sau 6 ngày sau bỏ được thở máy, bệnh nhân đã có những chuyển biến vượt trội, tỉnh táo hoàn toàn, ăn tiêu tốt, các điều dưỡng bắt đầu tập vận động tại giường…

Ngày 26/6, chị k xuất viện và được sở y tế tỉnh điện biên điều xe xuống đón. chia sẻ về ca bệnh này, ts vũ đình phú nói: công tác điều trị đòi hỏi yêu cầu chuyên môn rất cao, sự phối hợp chặt chẽ của nhiều chuyên khoa và của các lực lượng thầy Thu*c. toàn bộ thầy Thu*c, đặc biệt là bs trần văn kiên, người trực tiếp điều trị, luôn luôn sát sao, kiên trì, chủ động sáng tạo trong theo dõi, đánh giá và điều trị người bệnh.

Bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương cho biết, cùng ra viện với chị k là một bệnh nhân nặng khác, 60 tuổi mắc bệnh nền, hồi phục tốt, được chuyển khỏi đơn vị icu và cũng là ca bệnh nguy kịch thứ 17 tại khoa hồi sức tích cực bình phục.

Trần Hằng

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Hon-1-thang-chong-choi-voi-COVID-19-nguy-kich-san-phu-binh-phuc-ngoan-muc-647442/)

Tin cùng nội dung

  • Nhiễm khuẩn sản phụ khoa có thể dẫn tới tình trạng thai ch*t trong tử cung, sẩy thai, viêm niêm mạc tử cung, viêm phần phụ….Có nhiều phụ nữ khi mang thai đã bị nhiễm khuẩn mà không hề biết. Vi khuẩn xâm nhập vào *m đ*o rồi vào cổ tử cung và tấn công thai nhi ngay trong bụng mẹ.
  • Đau đầu sau đẻ hay còn gọi là sản hậu đầu thống - là biểu hiện ở phụ nữ sau khi sinh đau đầu kèm theo cắn nhức hai thái dương, nặng đầu, choáng váng, cơ thể hư nhược hoặc người bệnh vốn có chứng bệnh đầu thống sau đẻ lại càng đau tăng.
  • Đối với sản phụ sau sinh nếu không vấn đề gì thông thường ngày hôm sau sản phụ và bé sẽ được về nhà trường hợp sinh mổ sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, khi về nhà sản phụ có thân nhiệt từ 38 độ C trở lên thì cần tái khám, nếu để lâu có thể gặp nguy hiểm.
  • Vào lúc 14h30 ngày 31/01/2013, trên website www.tuvansuckhoe24h.com.vn sẽ diễn ra buổi tư vấn trực tuyến chủ đề:“Cập nhật phương pháp điều trị đau bụng kinh bằng thảo dược”...
  • Bí tiểu ở sản phụ sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp, có khoảng 15% các bà mẹ sau sinh rơi vào tình trạng bí tiểu.
  • Sản phụ sau khi sinh khoảng 2 - 5 ngày hầu như ai cũng có cảm giác căng ngực. Lúc này, tình trạng phù nề mô tuyến sữa gây ra cảm giác nặng ngực, đau nhẹ hay nóng, đi kèm với cảm giác căng ngực.
  • Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giới có khoảng 500.000 phụ nữ bị Tu vong liên quan đến việc mang thai, sinh con; trên 60 triệu sản phụ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, 30% trong số này bị tổn thương suốt đời.
  • Một ca bệnh sa dây rau bất ngờ trong quá trình chuyển dạ chuẩn bị sinh đã được các y bác sĩ khoa Nhi, BV Bạch Mai cứu sống cả mẹ lẫn con, khiến gia đình bệnh nhân vô cùng cảm kích...
  • Kể từ khi xuất viện đến nay, cháu Phan Anh học sinh lớp 5G, trường Tiểu học Phương Mai, Hà Nội đã khỏe mạnh và lại được đến trường, nhìn Phan Anh lúc này ít ai nghĩ nếu trước đó bé bị bệnh viêm cơ tim và chỉ chậm vài phút em sẽ không bao giờ ở lại với cuộc sống này.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY