Kinh tế xã hội hôm nay

Sẵn sàng nhân lực, Thuốc men cấp cứu cho nạn nhân ảnh hưởng của mưa lũ

(MangYTe) - Ngày 14/10, Bộ Y tế có công điện về việc triển khai công tác y tế ứng phó mưa, lũ lụt và bão số 7.

Công điện nêu rõ, căn cứ công điện số 25/CĐ-TWPCTT ngày 13/10/2020 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 7.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7 giờ ngày 14/10, vị trí tâm bão ở khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10, giật cấp 12. Từ sáng 14/10, trên đất liền ven biển các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Riêng vùng ven biển các tỉnh từ Nam Định đến Nghệ An có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10.

 Các tỉnh miền Trung đang chịu thiệt hại nặng nề của bão lũ. Ảnh internet.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của bão số 7 kết hợp với không khí lạnh nên từ ngày 14-16/10 khu vực đồng bằng và ven biển bắc bộ, hòa bình, nam sơn la, phú thọ, yên bái, thanh hóa, nghệ an có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến khoảng 200-350 mm/đợt, có nơi trên 400 mm/đợt. các nơi khác ở bắc bộ và hà tĩnh khoảng 50-150 mm/đợt. cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Để chủ động ứng phó với bão số 7 và tình hình mưa, lũ lụt tại khu vực trung bộ còn diễn biến hết sức phức tạp, bộ y tế (ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn) yêu cầu các vụ/cục, cơ quan bộ y tế, sở y tế các tỉnh/tp: từ quảng ninh đến phú yên, các đơn vị trực thuộc bộ y tế khu vực miền trung thực hiện một số nội dung:

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình mưa, lũ lụt, đặc biệt là cơn bão số 7 để bổ sung kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. rà soát các phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để bảo đảm công tác cấp cứu, thu dung, điều trị và phòng, chống dịch bệnh cho nhân dân không bị gián đoạn.

Chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, Thuốc, hóa chất, vật tư y tế phòng, chống lụt bão, tổ chức trực ban, trực cấp cứu, sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân khi cần. triển khai các phương án bảo vệ hoặc di dời các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân, cán bộ y tế cũng như trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế. chủ động sơ tán cơ sở y tế ở những vùng thấp, trũng, vùng có nguy cơ lũ quét, lũ ống và sạt lở đất. khẩn trương khắc phục các cơ sở y tế bị ngập (vệ sinh, điện, nước sạch…) để sớm đưa vào khám bệnh, chữa bệnh.

Duy trì chế độ trực các đội cấp cứu cơ động. các tổ đội cơ động phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường sẵn sàng hỗ trợ cho tuyến dưới khi có yêu cầu. bệnh viện đa khoa trung ương huế, bệnh viện c đà nẵng, bệnh viện đa khoa trung ương quảng nam và các đơn vị y tế khác, chủ động phối hợp với ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương, để thống nhất phương án hỗ trợ, cấp cứu, điều trị các nạn nhân tại các khu vực bị ảnh hướng, tổn thất do thiên tai, đặc biệt là sự cố sạt lở tại nhà máy thủy điện rào trăng 3.

Rà soát lượng dự trữ Thuốc, hóa chất và vật tư y tế kịp thời bổ sung lượng dự trữ Thuốc, hoá chất, vật tư cần thiết.

Tổng hợp báo cáo tình hình thiệt hại, nhu cầu và khả năng bảo đảm y tế của địa phương và đề xuất bộ y tế hỗ trợ khi vượt quá khả năng của địa phương.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/san-sang-nhan-luc-thuoc-men-cap-cuu-cho-nan-nhan-anh-huong-cua-mua-lu-398775.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Một số tác dụng thường gặp hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY