mô hình điều trị bệnh nhân covid-19 của tp hcm hiện điều chỉnh còn 3 tầng với nhiều thay đổi ở tầng 1 và tầng 2, đem lại những tín hiệu lạc quan hơn cho người bệnh. dù vậy, tỷ lệ nhập viện và Tu vong chưa giảm nhiều
Để giảm thiểu Tu vong, quan trọng là phát hiện kịp thời bệnh nhân ở tầng 1 có dấu hiệu chuyển nặng để chuyển lên tầng 2, tầng 3. thực tế, điều này cũng khó khăn khi các bệnh viện tầng trên quá tải. do đó, cần một nơi có khả năng sơ cấp cứu tạm thời cho nhóm bệnh nhân này trong thời gian chờ chuyển tầng. cơ sở này chính là trạm cấp cứu ngoại viện covid-19
Trạm cấp cứu ngoại viện có chức năng ổn định tình trạng của bệnh nhân và lưu bệnh. trong lúc chờ chuyển lên tầng trên, các bệnh nhân này cần được nhân viên y tế theo dõi sát sao các chỉ số sinh tồn, đặc biệt là oxy máu (sp02)
Sau khi tiếp nhận f0 và sơ cấp cứu, trạm cấp cứu ngoại viện covid -19 sẽ phân tầng bệnh nhân để chuyển lên các tuyến phù hợp. mỗi f0 có mức độ bệnh khác nhau và đòi hỏi mức độ theo dõi khác nhau. một mô hình hỗ trợ công tác theo dõi sát bệnh nhân với tiêu chí bảo vệ nguồn lực tối đa nhất là hết sức cần thiết. sáng kiến dùng máy sp02 mini theo dõi bệnh nhân qua cloud ra đời trong hoàn cảnh này.
Trạm cấp cứu ngoại viện khó có đầy đủ nhân lực và cơ sở vật chất như ở bệnh viện & các f0 nặng cần có phương tiện theo dõi liên tục để kịp thời can thiệp khi có dấu hiệu xấu. để giải bài toán này, các bác sỹ tại trạm cấp cứu ngoại viện covid-19 trong mô hình chăm sóc f0 ở cộng đồng của đại học y dược đhyd tp hcm triển khai “hệ thống theo dõi oxy máu (spo2) theo thời gian thực trên bệnh nhân covid-19 nặng trong hoàn cảnh thiếu thốn”
Thay vì tốn kém vài chục triệu đồng cho hệ thống monitor theo dõi bệnh nhân nặng thường quy tại các bệnh viện, hệ thống monitor dã chiến này đã tiết kiệm kinh phí đáng kể khi chỉ cần trang bị cho mỗi bệnh nhân nặng một máy spo2 (giá thành khoảng 200.000 đồng, chạy bằng 2 viên pin aaa) có khả năng kết nối bluetooth
Một điện thoại đóng vai trò là “trạm” kết nối tất cả các dữ liệu từ tất cả các máy spo2 này thông qua một phần mềm riêng
Với sự giúp đỡ hết sức tích cực, khẩn trương từ kỹ sư lê thành nhân và bác sĩ phan thanh hải - giám đốc medic hòa hảo; trạm cấp cứu ngoại viện covid-19 tại quận 10 của trường đại học y dược tp hcm đã áp dụng phần mềm theo dõi bệnh nhân rất thuận lợi. phần mềm có nhiệm vụ đưa các dữ liệu lên một đám mây (cloud). bất kỳ ai có quyền truy cập đến đám mây này cũng thấy được chỉ số spo2, mạch của bệnh nhân (kể cả lịch sử đo)
Dịch bệnh bùng phát nhanh khiến các nhu cầu về trang thiết bị, vật tư y tế chưa thể được đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng. Đây là cách làm sáng tạo - kịp thời - linh hoạt – có tính khả thi để nhân rộng đến các nơi khác
Dịch bệnh tại tp hcm vẫn chưa hạ nhiệt, sáng kiến không chỉ hữu ích ở bệnh viện, các trạm cấp cứu mà còn có vai trò quan trọng để theo dõi bệnh nhân trong quá trình chuyển bệnh. trước đây, nhân viên y tế bắt buộc phải ngồi cùng buồng bệnh ở xe cấp cứu trong không gian kín suốt thời gian di chuyển, tiếp xúc gần các bệnh nhân có tải lượng virus lớn. với hệ thống này, nhân viên y tế tránh được rủi ro nguy hiểm khi có thể theo dõi bệnh nhân liên tục mà vẫn giữ khoảng cách an toàn.
“hệ thống theo dõi oxy máu (spo2) theo thời gian thực trên bệnh nhân covid-19 nặng trong hoàn cảnh thiếu thốn” do nhóm các bác sỹ tại trạm cấp cứu ngoại viện covid-19 trong mô hình chăm sóc f0 ở cộng đồng của đại học y dược tp hcm triển khai đã phát huy hiệu quả đáng ghi nhận, góp phần thiết thực trong công cuộc chống dịch còn nhiều thách thức
Bài:
Xuân Huy
Ảnh, đồ họa:
Quốc Thắng
Chủ đề liên quan:
bệnh nhân bệnh nhân bệnh nhân Covid- 19 chăm sóc F0 cloud covid-19 đại học Y dược TP HCM DỊch Covid-19 điện thoại máy SpO2 xe cấp cứu