Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở Trung Quốc đang gia tăng và bùng phát nhanh chóng. Theo ước tính sơ lược, đã có hơn 200 triệu bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp ở Trung Quốc, con số này đã thu hút sự chú ý của mọi người.
Bài viết này được hỗ trợ chuyên môn bởi TS.BS Lê Thị Việt Hà, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Thanh Trì, HN.
Với tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp cao, một số lưu ý liên quan cũng bắt đầu lan rộng trong suy nghĩ của nhiều người.
Trong số đó, có ý kiến cho rằng "ăn quá nhiều muối iốt có thể gây ra bệnh tuyến giáp, có thể không nên tiếp tục ăn nữa". Vì ý kiến này, một số người chọn dùng iốt, một số khác thì ăn pha lẫn giữa muối iốt và muối không có iốt, còn một số khác lại tránh muối iốt hoàn toàn.
Vậy thì cách lựa chọn nào là chính xác? Sẽ không có bệnh tuyến giáp nếu không ăn muối iốt? Để tìm ra sự thật, chúng ta cùng tham khảo ý kiến của Chuyên gia Tưởng Thúy Bình, phó bác sĩ trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Hoa Đông (Trung Quốc) để cho chúng ta một câu trả lời có cơ sở hơn.
Liên quan đến ý kiến cho rằng sử dụng muối i-ốt quá mức có thể gây ra bệnh tuyến giáp, bác sĩ Tưởng nói, khi lượng i-ốt của cơ thể vượt quá mức tiêu chuẩn, thực sự có nguy cơ gây ra bệnh tuyến giáp, nhưng khi ăn với một lượng quá thấp, nó cũng có khả năng gây ra các vấn đề về tuyến giáp. Do đó, thật sai lầm khi chọn giảm tiêu thụ muối iốt để giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Tại sao chuyện này đang xảy ra?
Điều này được hiểu rằng mối quan hệ giữa tuyến giáp và iốt giống như mối quan hệ giữa máy móc và nguyên liệu thô. Khi đáp ứng đủ lượng hormone tuyến giáp mà cơ thể chúng ta cần, tuyến giáp như một cỗ máy tổng hợp và tiết ra hormone tuyến giáp, và trong quá trình sản xuất, iốt cũng cần thiết. Nguyên liệu để làm cho tuyến giáp hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của nó.
Nếu hàm lượng iốt trong cơ thể không đủ, tuyến giáp sẽ không thể sản xuất đủ hormone tuyến giáp để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, và các bệnh về tuyến giáp sẽ xảy ra. Các bệnh thường gặp bao gồm suy giáp, bướu cổ và các bệnh lý tuyến giáp khác.
Ngoài ra, khi hàm lượng iốt trong cơ thể vượt quá mức bình thường và tức là chúng ta cho vào máy móc lượng nguyên liệu thô quá nhiều, hormone tuyến giáp được tổng hợp bởi máy móc này sẽ quá mức tương ứng, sau đó sẽ gây ra các bệnh phổ biến như cường giáp, viêm tuyến giáp Hashimoto hoặc viêm tuyến giáp.
Không nên ăn iốt quá nhiều hoặc quá ít so với nhu cầu của cơ thể. Chỉ khi lượng iốt nằm trong khoảng dưới cùng của hình chữ "U" thì đó chính là một lượng bổ sung an toàn.
Làm thế nào để biết được lượng tiêu thụ được coi là hợp lý và an toàn?
Trên thực tế, miễn là người bình thường tiêu thụ không quá 6g muối iốt mỗi ngày (Theo tài liệu hướng dẫn chế độ ăn uống của người dân Trung Quốc) thì họ không cần phải lo lắng quá nhiều về vấn đề bổ sung muối iốt quá mức, cũng có thể giúp giảm sự xuất hiện của bệnh tuyến giáp.
Tất nhiên, để ngăn ngừa các bệnh về tuyến giáp, ngoài việc bổ sung iốt một cách khoa học và hợp lý, các yếu tố như làm việc quá sức, ô nhiễm môi trường, tâm trạng xấu và di truyền cũng có liên quan với nhau.
Vì vậy, bạn cũng nên chú ý nghỉ ngơi, giữ tâm trạng vui vẻ và tránh xa những nơi có điều kiện môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. Trong trường hợp, nếu bạn thấy rằng tuyến giáp của mình có vấn đề, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt.
Chính vì sự xuất hiện của một số bệnh tuyến giáp có liên quan đến lượng iốt không hợp lý, nhiều bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp gặp khó khăn khi đối mặt với câu hỏi có nên ăn muối iốt hay không.
Vì lý do này, bác sĩ Tưởng cho biết, trong các bệnh về tuyến giáp, cường giáp (với sự bài tiết cao của hormone tuyến giáp), nghĩa là bệnh nhân bị cường giáp thực sự, thường có khả năng hấp thụ muối iốt sinh học cao hơn so với người bình thường và hàm lượng iốt bình thường có thể gây ra/hoặc làm nặng thêm tình trạng cường giáp.
Nhóm bệnh nhân này cần hạn chế nghiêm ngặt việc ăn iốt, tránh các thực phẩm và Thu*c giàu iốt.
Bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp khác có thể sử dụng muối iốt hoặc thực phẩm có chứa iốt để giúp cải thiện tình trạng thể chất.
Ví dụ, ở những bệnh nhân có các u hạch tuyến giáp do sử dụng iốt không đủ hoặc quá nhiều, nên dùng muối iốt với một lượng thích hợp để đảm bảo có đủ iốt trong cơ thể để tổng hợp và tiết ra hormone tuyến giáp mỗi ngày.
Đối với bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto có chức năng tuyến giáp bình thường, thường nên thêm muối iốt làm gia vị khi nấu ăn, nhưng những loại tảo bẹ và rong biển có hàm lượng iốt cao thì nên tránh.
Nếu suy giáp đã xảy ra và nguyên nhân là do thiếu iốt, bạn nên tiếp tục dùng muối iốt như bình thường, và nếu khi cơ thể bạn ở trong trạng thái có quá nhiều iốt, bạn nên ăn ít hoặc không dùng muối iốt vào thời điểm này.
Ngoài ra, những bệnh nhân không may bị ung thư tuyến giáp thì vẫn có thể áp dụng chế độ ăn muối iốt bình thường, vì không có nghiên cứu nào chứng minh rằng sự gia tăng tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp có liên quan đến việc bổ sung iốt.
Ngược lại, thiếu iốt có thể liên quan đến ung thư tuyến giáp. Đồng thời, nếu bệnh nhân được điều trị bằng iốt phóng xạ sau phẫu thuật, chế độ ăn ít iốt cũng được yêu cầu áp dụng trong thời gian trước khi điều trị.
Tất nhiên, làm thế nào để bổ sung iốt đúng cách cho những bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp này, họ vẫn cần sắp xếp chế độ ăn uống hợp lý theo điều kiện cụ thể và theo hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ.
Khi nói đến việc bổ sung iốt, do chúng ta biết rằng iốt có nhiều trong hải sản ở các vùng ven biển, nên mới có câu nói truyền miệng rằng "người dân sống ở vùng ven biển đã ăn nhiều hải sản rồi thì không cần ăn muối iốt" luôn được mọi người tin như vậy.
Do đó, bác sĩ Tưởng cho biết, điều này thường phụ thuộc vào việc cư dân có thường ăn hải sản giàu iốt hay không. Nếu tần suất và mức sử dụng tiêu thụ tương đối thấp, thì vẫn phải bổ sung một lượng muối iốt vừa phải.
Theo dữ liệu trong tài liệu "Đánh giá rủi ro về tình trạng dinh dưỡng của người dân và tình trạng bổ sung iốt của người dân" do Trung Quốc công bố, trong số những người dân ở các khu vực ven biển như Liêu Ninh, Chiết Giang, Phúc Kiến và Thượng Hải, ngoại trừ trẻ em từ 8-10 tuổi, số lượng người ăn muối iốt không đủ có tỷ lệ cao hơn đáng kể so với nhóm người ăn quá nhiều iốt.
Điều đó có nghĩa là, mặc dù sống trong một môi trường giàu hải sản, tỷ lệ đóng góp của những thực phẩm này vào lượng iốt ăn vào hàng ngày rất thấp vì không phải ai cũng ăn hải sản chứa iốt mỗi ngày.
Do đó, người dân ở vùng ven biển mặc dù ăn hải sản hàng ngày, vẫn nên bổ sung đúng cách muối iốt để ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh tuyến giáp, không phải là những người sống ở vùng ven biển đều không cần ăn thêm muối iốt.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai và trẻ em phải chú ý nhiều hơn đến lượng iốt hợp lý. Bởi vì hormone tuyến giáp có thể duy trì chức năng bình thường của các cơ quan nội tạng, tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể và thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của não.
Nếu phụ nữ mang thai hoặc trẻ em bị thiếu iốt, nó sẽ có tác động lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi và trẻ em. Vì vậy, hai nhóm này cần đặc biệt chú ý đến việc bổ sung iốt hợp lý trong cuộc sống hàng ngày.
Có mối quan hệ hình chữ "U" giữa bệnh tuyến giáp và iốt. Chúng ta phải xem xét đầy đủ sự khác biệt về dinh dưỡng iốt và phân phối iốt giữa các vùng và kiểm soát lượng iốt hợp lý theo cách nhắm mục tiêu.
*Theo Health/TT
Chủ đề liên quan:
ăn uống gây bệnh tuyến giáp bệnh tuyến giáp bệnh tuyến giáp ăn muối thế nào i ốt khoa nội tiết muối iốt Thêm 30 ca mắc COVID 19 trong đó có 13 người là F1 ung thư tuyến giáp Vân Hồng