Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Thuốc trị bệnh cường giáp

Cường giáp là một hội chứng, có thể do nhiều bệnh khác nhau gây ra. Đa số trường hợp cường giáp là do bệnh Basedow gây ra.
Cháu 24 tuổi, mới phát hiện bị bệnh cường giáp">cường giáp do Basedow. Cháu rất lo lắng, nhịp tim của cháu lúc nào cũng nhanh trên 100 lần/phút. Có Thuốc nào điều trị bệnh này không thưa bác sĩ? Cháu xin cảm ơn.

(Hà Nội)

Cường giáp là một hội chứng, có thể do nhiều bệnh khác nhau gây ra. Đa số trường hợp cường giáp là do bệnh Basedow gây ra. cường giáp">cường giáp được chẩn đoán qua một số dấu hiệu và triệu chứng. Bệnh nhân nhẹ thường không có triệu chứng. Nói chung, các triệu chứng càng rõ ràng thì tình trạng bệnh càng nặng. Các triệu chứng thường liên quan đến tăng chuyển hoá trong cơ thể, phổ biến nhất là nhịp tim nhanh, sụt cân, mệt, giảm tập trung, tăng tiết mồ hôi, không chịu được nóng, tăng nhu động ruột, run, lo lắng, kích thích... Ở bệnh nhân trẻ, nhịp tim nhanh, không đều và suy tim có thể xảy ra. Một số trường hợp nặng nếu không điều trị kịp thời sẽ đưa đến cơn “bão giáp” bao gồm tăng huyết áp, sốt, suy tim.

Các phương pháp điều trị cường giáp bao gồm: điều trị triệu chứng, dùng Thuốc kháng giáp, Iodine phóng xạ và sau cùng là phẫu thuật.

Người bệnh có thể phải dùng ngay Thuốc điều trị triệu chứng do tăng hormon tuyến giáp quá mức, cũng như Thuốc điều trị nhịp tim nhanh. Một trong những loại Thuốc chính được sử dụng để điều trị triệu chứng này là Thuốc ức chế bêta (inderal, tenormin, lopressor). Các Thuốc này có tác dụng chống lại sự tăng chuyển hoá do hormon tuyến giáp gây ra.

Thuốc kháng giáp rất quan trọng trong điều trị cường giáp. Có 2 loại Thuốc kháng giáp chính có thể được sử dụng: methimazole, propylthiouracil (PTU). Những Thuốc này sẽ tích tụ ở mô tuyến giáp và ức chế bài tiết hormon tuyến giáp. Tuy nhiên, tác dụng phụ của các Thuốc này là làm giảm bạch cầu của tủy xương (mất bạch cầu hạt - là loại tế bào máu rất cần thiết giúp cơ thể chống lại nhiễm khuẩn). Điều quan trọng là người bệnh cần theo dõi, nếu bị sốt, đau họng và bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện khi đang dùng Thuốc thì lập tức đi khám bác sĩ. Người bệnh sẽ phải dùng Thuốc điều trị kháng giáp hàng tháng cho đến khi tuyến giáp về bình thường. Một khi lượng hormon giáp trong máu ổn định, bệnh nhân có thể đến khám bác sĩ mỗi 3 tháng một lần để kiểm tra và phát hiện sớm, đề phòng tình trạng cường giáp xuất hiện trở lại.

Thường thì việc điều trị kháng giáp lâu dài chỉ áp dụng cho bệnh nhân bị bệnh Basedow. Bệnh này có thể thuyên giảm theo thời gian nhờ vào điều trị bằng Iodine phóng xạ hoặc phẫu thuật. Sau 1-2 năm điều trị, tỷ lệ khỏi bệnh khoảng 40-70%. Khi đã khỏi bệnh, tuyến giáp không lớn thì việc điều trị bằng Thuốc kháng giáp là không cần thiết. Các nghiên cứu mới đây cũng cho thấy việc dùng kết hợp Thuốc viên kháng giáp với chế độ ăn uống thường có tỷ lệ khỏi bệnh cao.

Cháu nên đi khám chuyên khoa nội tiết để được chỉ định điều trị cụ thể, không tự ý dùng Thuốc sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Chúc cháu thành công.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuoc-tri-benh-cuong-giap-13682.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Cúm là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp do virut. Bệnh mang tính lây truyền, rất dễ phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Cường giáp (còn gọi là cường năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone (nội tiết tố) thyroxine trong cơ thể. Tình trạng cường giáp có thể làm tăng tốc đáng kể quá trình trao đổi chất trong cơ thể, gây nên hiện tượng giảm cân đột ngột, làm tim đập nhanh hoặc không đều, gây đổ mồ hôi và các triệu chứng căng thẳng hoặc khó chịu khác.
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.