Sức khỏe hôm nay

Sau sinh, làm gì để tránh tăng cân?

Tăng cân sau sinh là vấn đề lo lắng của nhiều sản phụ, vì người béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính
Tăng cân sau sinh là vấn đề lo lắng của nhiều sản phụ, vì người béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính: tăng huyết áp, đái tháo đường, giảm khả năng T*nh d*c. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt.

Quá trình mang thai, 9 tháng 10 ngày, là giai đoạn cơ thể có rất nhiều thay đổi, có chiều hướng tích lũy năng lượng để chuẩn bị cho lần vượt cạn, cũng như chuẩn bị cho giai đoạn phát triển của thai nhi, trẻ bú mẹ sau sinh. Bên cạnh sự tăng cân do thai, nước ối, nhau và dây rốn, cơ thể thai phụ còn tích lũy thêm ít nhất từ 3 - 5kg dự trữ năng lượng dưới dạng tế bào mỡ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khuyên các sản phụ nên tăng cân cần thiết cho phát triển bình thường của thai nhi chiếm trọng lượng từ 10 - 12kg, trong đó nên phân bố vào mỗi 3 tháng của thai kỳ, với 3 tháng đầu nên tăng cân ít khoảng 1 - 2kg hoặc có thể không tăng, với 3 tháng giữa nên tăng 4 - 5kg với 3 tháng cuối có thể tăng 5 - 6kg; nếu vào 6 tháng cuối của thai kỳ, mà tăng ít khoảng 1kg thì cần được khám thai vì rất có thể thai nhi có vấn đề về sức khỏe. Các kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng tăng cân sau sinh chiếm tỉ lệ còn cao trong cộng đồng. Tăng cân có liên quan mật thiết đến các bệnh mãn tính như: đái tháo đường, tim mạch - huyết áp, do một số sản phụ kiến thức còn lạc hậu cho rằng ăn thật nhiều cho thai nhi phát triển…

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Để tránh tăng cân sau sinh, trước hết sản phụ phải biết tự cân đối một chế độ dinh dưỡng hợp lý hàng ngày, bằng cách giảm bớt năng lượng nạp vào cơ thể đặc biệt là chất béo từ mỡ động vật. Tuy nhiên, đây chỉ nên thực hiện giải pháp này sau sinh từ tháng thứ 6 trở đi, vì trước đó sản phụ cần có nhiều năng lượng đủ để có sữa cho bé bú, tránh ăn kiêng quá mức vì khi ăn kiêng, cơ thể sẽ không có đủ sữa cho bé và chất lượng sữa cũng giảm theo. Cần có một chế độ thực đơn đủ chất dinh dưỡng nhiều rau tươi và hoa quả để có nhiều vitamin và muối khoáng; nhiều tinh bột từ cơm, ngũ cốc, bánh mì, đậu; nhiều chất đạm có từ động vật như: cá, tôm, cua, bò, gà, thịt heo... Cần uống đủ nước trong ngày, ít nhất là 2 lít trong 24 giờ và uống bất kỳ thời điểm nào khi cảm thấy khát. Tránh uống trà quá đậm đặt, cà phê, rượu bia hay Thu*c lá vì các chất kích thích sẽ được bài tiết qua sữa và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến em bé. Sau khi đã ngừng cho con bú mẹ, có thể bắt đầu chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt hơn hoặc có thể dùng thêm các chế phẩm giảm cân nếu muốn.

sau sinh 2 - 3 tháng có thể vận động nặng

Vận động đều đặn

Cần duy trì vận động hằng ngày, ngay cả trước và sau sinh, tập luyện vừa sức. Tập luyện thời kỳ mang thai không chỉ giúp cơ thể dẻo dai lúc sinh mà còn làm cho quá trình trao đổi chất giữa mẹ và con được tốt hơn, tăng sức đề kháng của cơ thể mẹ. Các bài tập bắt đầu từ cường độ nhẹ với thời gian ngắn rồi mới tăng dần đến vừa sức, nhất là một năm đầu sau sinh, nếu tập quá sức hoặc quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đi bộ là cách làm đơn giản, hiệu quả và đang được rất nhiều sản phụ ưa chuộng. Ở tuần lễ đầu sau sinh sản phụ nên đi lại nhẹ nhàng, sau đó có thể di chuyển gần như bình thường, và sau một tháng sản phụ co thể bắt đầu tập luyện với các môn thể thao phù hợp, với giai đoạn này tốt nhất là đi bộ, tập yoga, tập trên các máy tập đa năng…; tập với thời gian ngắn từ 10 - 20 phút, sau đó tăng dần từ 45 phút đến 1 giờ mỗi ngày. sau sinh 2 - 3 tháng có thể vận động nặng. Với những sản phụ sinh mổ, vẫn nên bắt đầu tập luyện từ 1 tháng sau sinh nhưng rất nhẹ nhàng bằng các bài thể dục tay không, đi bộ tăng dần, chú trọng tập mà vết mổ thấy không đau hoặc đau ở mức độ vừa phải là được.

Ngoài giải pháp bằng chế độ dinh dưỡng thật tốt, duy trì chế độ vận động thường xuyên và hợp lý, bên cạnh đó sản phụ cũng cần tạo cho mình có một cuộc sống vui vẻ, tinh thần thoải mái, tránh tối đa những xung đột, những stress trong cuộc sống; nghỉ ngơi một cách khoa học và hợp lý. Tạo thói quen theo dõi cân nặng mỗi tuần một lần vào buổi sáng sớm sau khi vệ sinh và chưa ăn sáng, với cùng một cái cân; có chế độ khám sức khỏe định kỳ, khám khi có tăng cân bất thường.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/sau-sinh-lam-gi-de-tranh-tang-can-n132559.html)

Tin cùng nội dung

  • Bạn tôi năm nay 27 tuổi, đang sống và làm việc tại Đà Lạt. Anh ấy bị lạc tinh hoàn bẩm sinh ngoài ổ bụng, bên phải cách D**ng v*t khoảng 1,5 - 2cm.
  • Em thường cảm thấy đau tức tinh hoàn. BS kết luận là bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, liệu bệnh có ảnh hưởng đến việc sinh con sau này không, Mangyte?
  • Hơn 10 năm tìm thầy chữa trị, ông Lưu Ngọc Thuận và bà Lưu Thị Phi (trú tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) vẫn không một lần được hưởng niềm vui được làm cha mẹ.
  • Các nhà khoa học hiện nay tin rằng, các triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh có thể phát triển trong khi một phụ nữ vẫn đang trong giai đoạn mang thai.
  • Tôi muốn hỏi bệnh viện hay phòng khám nào điều trị béo phì ở TPHCM và giá cả như thế nào? Cám ơn! (Trâm - Thủ Đức)
  • Nếu bạn không may lâm vào tình trạng thừa cân và béo phì thì ngoài những biện pháp có tính chất bắt buộc như điều chỉnh chế độ ăn và rèn luyện thể lực một cách hợp lý, bạn có thể thực thi một số liệu pháp hết sức độc đáo của y học cổ truyền, trong đó phải kể đến việc sử dụng một số bài Thu*c đơn giản được tạo nên từ các loại hoa quanh nhà quanh vườn. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Cũng như các biện pháp khác của đông y, tự xoa bóp nhằm mục đích kiện tỳ hoá thấp, thông kinh hoạt lạc, tiêu trừ mỡ thừa và dự phòng các biến chứng do béo phì gây ra.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY