Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Sau sinh mổ sản phụ nên vận động thế nào để nhanh hồi phục sức khỏe?

Ngoài việc quan tâm tới chế độ dinh dưỡng thì việc vận động như thế nào để nhanh chóng hồi phục sức khoẻ sau sinh mổ cũng là vấn đề nhiều sản phụ quan tâm.

Thông thường nếu sinh mổ, sản phụ sẽ lưu lại viện để theo dõi và chăm sóc từ 3 - 5 ngày. tuỳ vào tình trạng phục hồi của vết mổ cũng như sức khoẻ chung của mẹ mà thời gian xuất viện sẽ khác nhau.

Vận động sau sinh mổ như thế nào?

- ngày đầu tiên: sản phụ sẽ tự xoay/trở mình trên giường, thực hiện co duỗi chân tay và tự ngồi dậy.

- ngày thứ hai: sản phụ sẽ đi lại nhẹ nhàng trong phòng bệnh có sự trợ giúp từ y tá hoặc người nhà

- ngày thứ ba: sản phụ tự đi lại nhẹ nhàng trong phòng bệnh và hành lang mà không cần trợ giúp. người nhà đứng bên cạnh quan sát và hỗ trợ khi cần thiết

- ngày thứ tư: sản phụ ăn uống và hoạt động sinh hoạt bình thường.

Lưu ý, với những sản phụ sau sinh mổ có phát sinh các tình trạng sức khoẻ đặc biệt, bất thường thì cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Với những sản phụ sau sinh mổ có phát sinh các tình trạng sức khoẻ đặc biệt, bất thường thì cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ (ảnh: internet)

Đọc thêm:

- 9+ cách gọi sữa về sau sinh mổ hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà

- phụ nữ sau sinh không nên ăn rau gì? điểm danh các loại rau bà đẻ không nên ăn

Một số lưu ý khi chăm sóc sản phụ sau sinh mổ

Do quá trình sinh mổ sẽ gây mất máu nhiều nên các nguy cơ sức khoẻ có thể gặp phải sau sinh mổ cũng sẽ cao hơn. chính vì thế việc chăm sóc sau sinh mổ cũng sẽ cần đặc biệt quan tâm hơn dưới sự theo dõi sát sao của người nhà và hộ lý.

1. Chăm sóc vết mổ như thế nào?

Tùy vào tình trạng, cơ địa và cách chăm sóc vết mổ có đúng cách không mà thời gian lành vết mổ sau sinh của sản phụ cũng sẽ khác nhau. bác sĩ có thể chỉ định cho sản phụ sử dụng các loại Thu*c giảm đau, Thu*c co hồi tử cung,... và các loại Thu*c này không ảnh hưởng tới chất lượng sữa mà mẹ cho bé bú trong thời gian sử dụng.

Các lưu ý khi chăm sóc vết mổ:

- Không để nước thấm ướt vào vùng mổ

- Khi vết mổ khô, thường là vào ngày thứ ba, có thể mở băng

- Chú ý tắm bằng nước ấm, tắm nhanh, hạn chế thấp nhất việc để nước dính vào vết mổ, nếu có cần thấm khô bằng bông hoặc gạc mềm

- Không sử dụng các bài Thu*c dân gian, đắp lá vào vết mổ nếu không có hướng dẫn của bác sĩ

- Có thể dùng kem chống sẹo để giảm tình trạng sẹo lồi, thâm sau sinh.

2. Đi bộ nhẹ nhàng sau khi sinh mổ

Mặc dù việc vận động ngay sau khi sinh mổ có thể khiến sản phụ gặp nhiều đau đớn và khó khăn, nhưng nếu nằm nhiều có thể khiến nhu động ruột bị chấm hồi phục, nguy cơ biến chứng sau mổ (dính ruột, bị viêm tắc tĩnh mạch,..), táo bón, viêm phổi ứ đọng,...

Vì thế, sản phụ nên đi bộ sau khi được bác sĩ cho phép, thường là thời điểm sau khi rút ống thông tiểu.

Sản phụ chỉ nên tập thể dục trở lại sau khi sinh từ 4 - 6 tuần với các bài thể dục hợp lý (Ảnh: Internet)

Về vấn đề tập thể dục sau khi sinh mổ, các bác sĩ khuyên rằng, sản phụ chỉ nên tập thể dục trở lại sau khi sinh từ 4 - 6 tuần với các bài thể dục hợp lý, không quá sức, tránh ngất xỉu, thiếu hụt năng lượng,...

3. Các vệ sinh cá nhân khác

Ngoài tắm cần giữ vết mổ khô ráo thì các sinh hoạt các nhân như rửa mặt, súc miệng, đánh răng,... sản phụ vẫn thực hiện bình thường hàng ngày. lưu ý, lợi (nướu) có thể dễ bị chảy máu nên sản phụ cần chọn bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng.

Đi tiểu sau sinh mổ như thế nào? các bác sĩ khuyên rằng, sản phụ sau sinh mổ nên tập đi tiểu trong từ 2 - 3 giờ sau khi ống thông tiểu được rút ra để giảm nguy cơ bị bí tiểu sau sinh.

Khi tắm, nên tắm bằng nước ấm ở tuần đầu tiên. sang tuần thứ hai sau mổ, sản phụ có thể tắm rửa bình thường trở lại và chú ý tới vết mổ sao cho khô ráo là được.

4. Một số dấu hiệu bất thường sau khi sinh mổ

- Sốt

Nếu bạn bị sốt sau khi sinh mổ, đừng quá lo lắng. Đây có thể là dấu hiệu cơ thể phản ứng với tình trạng nhiễm trùng hoặc mẹ bị thiếu nước, mặc quần áo bí bách.

Nếu như sốt cao kéo dài, không hạ, bạn cần liên hệ với bác sĩ.

Nếu như sốt cao kéo dài, không hạ, bạn cần liên hệ với bác sĩ (Ảnh: Internet)

- Sản dịch

Kể cả sinh mổ và sinh thường thì mẹ vẫn luôn có sản dịch tiết ra ngoài *m đ*o. dấu hiệu này cho thấy tử cung đang phục hồi tốt.

Màu sắc của sản dịch như thế nào là bình thường? trong 3 - 4 ngày đầu sau sinh mổ, sản dịch sẽ có màu đỏ tươi và sau đó lượng máu giảm trong vài ngày sau đó. màu sắc cũng thay đổi từ đỏ sang hồng, tới nâu, cho tới khi nội mạc tử cung co lại.

Đến ngày thứ 10 sau sinh mổ, srn dịch sẽ có màu vàng hoặc không màu.

Sản dịch bất thường là sản dịch có mùi hôi hoặc đang từ màu hồng chuyển màu đỏ tươi như những ngày đầu tiên. thậm chí có những sản phụ sau sinh mổ không ra sản dịch. lúc này bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ vì có thể là hiện tượng nhiễm trùng hậu sản, bị sót nhau thai hoặc băng huyết đặc biệt nguy hiểm.

- Vùng mổ bị sưng, chảy dịch

Sau sinh, vết mổ luôn được khuyến khích giữ khô ráo để tránh nhiễm trùng. nếu như vết mổ bị chảy dịch màu vàng hoặc sưng đỏ khó chịu thì có thể nhiễm trùng đã xảy ra, sản phụ cần nhanh chóng quay trở lại bệnh viện để được thăm khám sớm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/sau-sinh-mo-san-phu-nen-van-dong-the-nao-de-nhanh-hoi-phuc-suc-khoe-20210619112416906.chn)

Tin cùng nội dung

  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Thời gian thực sự có khả năng chữa lành vết thương. Bạn chỉ cần 11 tuần để vượt qua nỗi đau tình tan (thời gian cần thiết để hồi phục sau một cuộc ly hôn là 18 tháng) kết quả nghiên cứu mới.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY