Kinh tế xã hội hôm nay

Siêu bão Goni mạnh thế nào khi tác động vào nước ta?

MangYTe - Dù giảm cấp khi tác động đến Việt Nam nhưng siêu bão Goni vẫn gây mưa lớn.

Trưa nay, theo trung tâm khí tượng thủy văn vào lúc 10h, tâm bão goni (bão số 10) ở khoảng 14,6 độ vĩ bắc; 118,5 độ kinh đông, cách quần đảo hoàng sa khoảng 700km về phía đông đông nam. sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 140km tính từ tâm bão.

Siêu bão Goni mạnh thế nào khi tác động vào nước ta? - Ảnh 1.

Vị trí, đường đi của siêu bão goni

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 10 giờ ngày 03/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,1 độ Vĩ Bắc; 114,3 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 290km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Vùng nguy hiểm do bão trên biển đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 17,0 độ vĩ bắc; từ kinh tuyến 112,0 đến 120,0 độ kinh đông. toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 10 giờ ngày 04/11, vị trí tâm bão ở khoảng 14,7 độ Vĩ Bắc; 110,9 độ Kinh Đông, cách Quảng Nam khoảng 290km, cách Quảng Ngãi và Bình Định khoảng 210km, cách Phú Yên khoảng 230km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi vào đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 10 giờ ngày 05/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 14,5 độ Vĩ Bắc; 108,5 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km và tiếp tục suy yếu.

Giải thích về việc bão goni giảm cấp nhanh khi vào biển đông, các chuyên gia khí tượng cho hay, vòng đời của một cơn bão trong vũ trụ thường kéo dài khoảng 6 - 8 ngày và với bão goni, hiện tại đã ở ngày thứ 5 của sự hình thành.

Trước khi vào Biển Đông, đổ bộ vào Philippines cường độ của bão rất mạnh, bởi đây là giai đoạn bão đang phát triển, trưởng thành. Đến khi vào Biển Đông, bão đã ở giai đoạn thoái hóa, nói cách khác là cuối vòng đời một cơn bão nên cấp độ suy giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, trong những ngày qua, không khí lạnh tăng cường trên đất liền, trên biển ở các tỉnh miền Bắc, Trung nước ta cũng là điều kiện không thuận lợi đối với cơn bão. Cụ thể, điều kiện như vậy, sẽ không còn cung cấp nhiều nhiệt lượng nên bão yếu đi.

Cùng với đó, ở khu vực Đông Dương đang có một khối không khí còn gọi là áp cao cận nhiệt đới ấy. Khi áp cao cận nhiệt đới phát triển lên đến độ cao 5.000m sẽ làm cho độ ẩm ở biển Đông khá là thấp.

Thời điểm Goni đi vào gặp nhiệt độ thấp, vừa ít ẩm sẽ khiến nguồn nuôi dưỡng cho bão bị cắt đi do đó, bão suy yếu dần.

Dù vậy, theo các chuyên gia, bão goni vẫn sẽ gây mưa lớn cho các tỉnh miền trung vào giữa tuần, khoảng 4-5/11, vùng trọng tâm ảnh hưởng sẽ là khu vực trung trung bộ, đặc biệt là các tỉnh từ đà nẵng – quảng ngãi.

Các chuyên gia của trung tâm khí tượng thủy văn cho rằng, nếu so với cơn bão haiyan năm 2013 (cường độ của mạnh ở mức 125kts, trên cấp 17) thì bão cơn bão goni (cường độ mạnh nhất lúc 21h ngày 31/10 ở mức 120 kts, cuối cấp 17) vẫn kém hơn.

Tuy nhiên, nếu xét trên các đại dương của thế giới thì bão goni vẫn là cơn bão mạnh nhất cho đến thời điểm hiện tại của năm 2020.

K.N (th)

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/sieu-bao-goni-manh-the-nao-khi-tac-dong-vao-nuoc-ta-20201102135425046.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY