Sinh lý y học hôm nay

S*nh l* học các chất điện giải trong cơ thể: chức năng, cơ chế hoạt động, định nghĩa, phân loại

ADH tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp. Khi Na+ máu dưới 135 mEq/l, thuỳ sau tuyến yên ngừng tiết ADH gây bài xuất nhiều nước tiểu loãng.

Natri (sodium)

Nồng độ Na huyết tương bình thường là 136-142 mEq/l. Na có vai trò chủ yếu trong cân bằng nước, điện giải và là ion cần thiết để dẫn truyền xung động trong tổ chức thần kinh, cơ. Nồng độ Na được kiểm soát bởi aldosterone, ADH và ANP.

Aldosterone tác động lên ống lượn xa và ống góp của đơn vị thận làm tăng tái hấp thu Na . Khi Na di chuyển từ dịch lọc trở vào máu, nó tạo gradient thẩm thấu làm cho nước cũng đi theo. Aldosterone được tiết ra khi thể tích máu hoặc cung lượng tim giảm, Na ngoại bào giảm, và K ngoại bào tăng.

ADH tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp. Khi Na máu dưới 135 mEq/l, thuỳ sau tuyến yên ngừng tiết ADH gây bài xuất nhiều nước tiểu loãng.

ANP tăng tốc độ lọc cầu thận và giảm tái hấp thu Na ở ống góp.

Clo (Chloride)

Nồng độ Cl- huyết tương bình thường là 95-103 mEq/l. Cl- có thể giúp cân bằng nồng độ anion giữa các khoang dịch cơ thể khác nhau.

Aldosterone điều chỉnh gián tiếp cân bằng Cl- trong dịch cơ thể, vì nó điều hoà tái hấp thu Na trong ống lượn xa. Trong nhiều trường hợp, Cl- thụ động đi theo Na do sự hấp dẫn điện tích.

Ka-li (potassium)

Ion K là cation nhiều nhất trong dịch nội bào. K đóng vai trò chủ chốt trong việc thiết lập nên điện thế màng khi nghỉ và trong pha tái khử cực của điện thế hoạt động ở tổ chức thần kinh, cơ. K cũng đóng vai trò duy trì thể tích dịch trong tế bào. Khi K hoán đổi với H , nó giúp điều hòa pH.

Nồng độ K huyết tương bình thường là 3,8-5,0 mEq/l. Nồng độ này được kiểm soát chủ yếu bởi aldosterone. Khi K huyết tương tăng cao, nhiều aldosterone được bài tiết vào trong máu. Aldosterone sẽ kích thích tiết K vào nước tiểu để tăng lượng K ra khỏi cơ thể. Khi nồng độ K huyết tương thấp, hiện tượng xảy ra theo chiều ngược lại.

Bicarbonate

Ion HCO3- là anion phổ biến thứ hai của dịch ngoại bào. Nồng độ HCO3- bình thường của huyết tương là 22-26 mEq/l ở động mạch và 19-24 mEq/l ở tĩnh mạch. Sự hoán đổi Cl- cho HCO3- giúp duy trì chính xác cân bằng anion ngoại bào và nội bào.

Thận là cơ quan điều hoà chủ yếu nồng độ HCO3- của máu. Thận có thể hình thành HCO3- và giải phóng nó vào máu khi nồng độ HCO3-thấp hoặc bài xuất nhiều HCO3- vào nước tiểu khi nồng độ nó quá cao.

Can-xi (Calcium)

Khoảng 98% calcium người lớn nằm trong xương (và răng), nó phối hợp với phosphate để hình thành mạng lưới tinh thể muối khoáng. Nồng độ calcium toàn phần bình thường trong huyết tương là khoảng 5mEq/l. Trong đó, khoảng 50% (2,4-2,5 mEq/l) tồn tại ở dạng ion hoá, một lượng khoảng 40% ở dạng kết hợp với protein huyết tương, và khoảng 10% ở dạng kết hợp phosphate hoặc citrate. Bên cạnh việc chi phối độ cứng cho xương và răng, calcium đóng vai trò quan trọng trong đông máu, giải phóng chất vận chuyển thần kinh, duy trì trương lực cơ, và tính hưng phấn của thần kinh, cơ.

Nồng độ calcium huyết tương được điều hoà chủ yếu bởi hai hormone sau:

Hormone tuyến cận giáp (PTH) : giải phóng nhiều khi nồng độ Ca2 huyết tương thấp. PTH sẽ kích thích huỷ cốt bào trong xương để giải phóng calcium (và phosphate) từ muối khoáng của cơ chất xương. PTH cũng làm tăng hấp thu Ca2 từ ống tiêu hoá và thúc đẩy tái hấp thu Ca2 từ dịch lọc cầu thận.

Calcitonin : được tuyến giáp phóng thích nhiều khi nồng độ Ca2 huyết tương cao. Nó làm giảm Ca2 bằng cách kích thích hoạt tính nguyên cốt bào và ức chế hoạt tính huỷ cốt bào.

Phosphate

Khoảng 85% phosphate của người lớn hiện diện trong muối calcium phosphate. 15% còn lại là dạng ion hoá (H2PO4-, HPO42-, và PO43-). Hầu hết ion phosphate là ở dạng kết hợp. Ở pH bình thường, HPO42- là dạng phổ biến nhất. H2PO4- và HPO42- đều đóng vai trò quan trọng trong phản ứng đệm.

Nồng độ bình thường trong huyết tương của phosphate dạng ion hoá chỉ 1,7-2,6 mEq/l. Cơ chế chủ yếu để điều hoà nồng độ phosphate là cơ chế vận chuyển phosphate trong đơn vị thận. PTH cũng có vai trò trong điều hoà nồng độ phosphate.

Ma-giê (Magnesium)

Ở người lớn, khoảng 54% magnesium cơ thể được lắng đọng trong cơ chất của xương dưới dạng muối magnesium. 46% còn lại ở dạng ion magnesium của dịch nội bào (45%) và dịch ngoại bào (1%). Mg2 là cation nội bào phổ biến thứ hai sau K . Về mặt chức năng, Mg2 là đồng yếu tố của các enzyme liên quan trong chuyển hoá carbohyrate, protein và Na /K ATPase (enzyme bơm Na ). Mg2 cũng quan trọng trong hoạt động thần kinh cơ, dẫn truyền xung động, và chức năng của cơ tim.

Nồng độ Mg2 bình thường trong huyết tương chỉ 1,3-2,1 mEq/l. Nhiều yếu tố điều hoà nồng độ Mg2 máu bằng cách thay đổi tốc độ bài xuất nó vào nước tiểu. Thận tăng bài xuất Mg2 khi có tăng Ca2 máu, tăng Mg2 máu, tăng thể tích dịch ngoại bào, giảm PTH, và nhiễm toan. Những tình trạng ngược lại sẽ làm giảm bài xuất Mg2 .

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/sinhlynguoi/sinh-ly-hoc-cac-chat-dien-giai-trong-co-the/)

Tin cùng nội dung

  • Em đi siêu âm thì được biết em bị sỏi thận phải 14mm.Em muốn hỏi thêm BS tán sỏi ngoài cơ thể có phải nằm viện điều trị không? Mức độ nguy hiểm và chi phí cho 1 ca tán sỏi là bao nhiêu? Em cám ơn BS! (Tran Yen)
  • Chào Mangyte. Cho tôi hỏi là kiểm tra chức năng gan có tốn nhiều thời gian không? Chi phí khoảng bao nhiêu? Kính mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. Xin chân thành cảm ơn. (Huỳnh Ngọc Thanh - Cần Thơ)
  • Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Parkinson
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY