Sinh lý y học hôm nay

S*nh l* quá trình tạo máu: chức năng, cơ chế hoạt động, định nghĩa, phân loại

Các tế bào gốc tạo máu đa năng được biệt hoá thành các loại tế bào gốc biệt hoá (committed stem cell)

Cơ quan tạo máu

Trong suốt thời kỳ phôi thai, lần lượt túi noãn hoàng, gan, lách, tuyến ức, hạch bạch huyết và tuỷ xương tham gia hình thành các tế bào máu. Tuy nhiên, sau khi sinh quá trình tạo máu chỉ xảy ra ở tuỷ xương.

Dưới 5 tuổi, tuỷ của tất cả các loại xương đều là tuỷ đỏ, nghĩa là đều có khả năng tạo máu. Sau lứa tuổi này, các tuỷ xương dài (trừ hai đầu xương cánh tay và xương đùi) bị mỡ xâm lấn dần và từ tuổi hai mươi trở đi chúng hoàn toàn trở thành tuỷ vàng không tham gia tạo máu nữa. Như vậy sau 20 tuổi, chỉ có tuỷ xương dẹt và hai đầu xương đùi, hai đầu xương cánh tay tham gia tạo máu.

Tuỷ xương chứa các tế bào gốc tạo máu đa năng (pluripotential hemopoietic stem cell). Các tế bào này sinh sản liên tục trong suốt cuộc đời. Một phần nhỏ sẽ được giữ lại như là các tế bào nguồn, tuy rằng số lượng sẽ giảm dần theo tuổi. Phần lớn được biệt hoá thành các tế bào máu khác nhau.

Quá trình biệt hoá

Các tế bào gốc tạo máu đa năng được biệt hoá thành các loại tế bào gốc biệt hoá (committed stem cell). Quá trình sinh sản và biệt hoá tiếp tục để tạo thành mỗi loại tế bào máu sẽ diễn ra qua nhiều giai đoạn. Các quá trình này cần sự tham gia của các chất kích thích khác nhau như:

Erythropoietin (EPO): kích thích tạo hồng cầu.

Thrombopoietin (TPO): kích thích tạo tiểu cầu.

Các yếu tố kích thích tạo cụm (CSFs: colony-stimulating factors) và các interleukin (IL): kích thích tạo bạch cầu, riêng IL-3 có tác dụng tăng sinh sản tất cả các loại tế bào gốc.

Yếu tố tế bào gốc (SCF: stem cell factor): kích thích sự sinh sản của các tế bào gốc biệt hoá, nó có hiệu quả lên nhiều dòng tế bào.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/sinhlynguoi/sinh-ly-qua-trinh-tao-mau/)

Chủ đề liên quan:

quá trình sinh lý tạo máu

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY