Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Số ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng trên địa bàn Hà Nội tăng

(HNM) - Chiều 13-3, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 3 đến 10-3), số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng trên địa bàn thành phố tăng so với tuần trước. Cụ thể, tuần qua, Hà Nội có thêm 14 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 4 ca so với tuần trước).

(hnm) - chiều 13-3, theo tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật (cdc) hà nội, trong tuần qua (từ ngày 3 đến 10-3), số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng trên địa bàn thành phố tăng so với tuần trước. cụ thể, tuần qua, hà nội có thêm 14 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 4 ca so với tuần trước).

Cộng dồn từ đầu năm 2023 cho đến nay, hà nội đã có 164 ca sốt xuất huyết (tăng 18,2 lần so với cùng kỳ năm 2022). ngoài ra, trong tuần qua cũng ghi nhận 37 ca mắc tay chân miệng (tăng 13 ca so với tuần trước). như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, hà nội đã có 117 ca tay chân miệng, trong khi cùng kỳ năm 2022 không có ca mắc.

Theo đánh giá của CDC Hà Nội, hầu hết ca bệnh là tản phát, chưa ghi nhận ổ dịch phức tạp. Dự báo, trong thời gian tới có thể vẫn sẽ tiếp tục ghi nhận bệnh nhân tại các quận, huyện, thị xã. Còn với các bệnh truyền nhiễm khác lây qua đường hô hấp như cúm, thủy đậu, ho gà, sởi, adeno vi rút... có thể gia tăng do đang là thời điểm giao mùa. Vì vậy, các đơn vị cần duy trì đội đáp ứng nhanh và thường trực phòng, chống dịch, bảo đảm sẵn sàng đáp ứng kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1058142/so-ca-mac-sot-xuat-huyet-va-tay-chan-mieng-tren-dia-ban-ha-noi-tang)

Tin cùng nội dung

  • Để phòng ngừa sốt xuất huyết, khuyến cáo của y tế dự phòng là “không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”.
  • Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất. Một số dược liệu mang tên tam thất: Tam thất Nam là thân rễ của cây Stahlianthus thoreli Gagnep, thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
  • Trong 2 tháng đầu năm 2015, bệnh sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY