Tin y tế hôm nay

Tin y tế

“Sở chỉ huy” đặc biệt truy vết F0 tại Hải Dương

(MangYTe) - Ngày 30/1, Bộ Y tế thông tin, 25 thành viên trong “sở chỉ huy” đặc biệt đặt tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hải Dương đang khẩn trương truy vết từng F0 với tinh thần nhanh chóng, thần tốc, triệt để nhằm nhanh chóng khoanh vùng nguồn lây, dập dịch thành công.

Để có được thông tin dịch tễ của từng bệnh nhân cung cấp cho tổ truy vết tại địa phương, Bộ Y tế đã chỉ đạo thành lập một “sở chỉ huy” đặc biệt hoạt động dưới sự phối hợp của các cơ quan ban ngành và đội ngũ chủ lực là các sinh viên từ trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.

Đây là bước đầu quan trọng giúp tổ truy vết tại địa phương có được “bằng chứng” dịch tễ và thông tin của các F1, F2 chính xác đi từng ngõ, gõ từng nhà. Việc khoanh vùng nguồn lây nhanh và chuẩn hoàn toàn phụ thuộc vào đội truy vết đặt biệt này.

ts ngũ duy nghĩa – trưởng khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm (viện vệ sinh dịch tễ t.ư), thành viên đoàn công tác chống dịch covid-19 của bộ y tế tại hải dương cho biết, công tác truy vết là một trong những biện pháp vô cùng quan trọng nhằm nhanh chóng khoanh vùng nguồn lây, dập dịch thành công. bộ y tế luôn nhấn mạnh và chú trọng về vấn đề này đồng thời soạn sổ tay về thực hành kỹ năng truy vết để triển khai truy vết bài bản, hiệu quả.

Chia sẻ về việc thành tập tổ truy vết đặc biệt, ông Nghĩa cho biết, việc truy vết yêu cầu phải nhanh chóng, thần tốc và triệt để vì vậy cần huy động rất nhiều lực lượng bao gồm các sinh viên.

“Sở chỉ huy” đặc biệt truy vết F0 tại Hải Dương.

Đến ngày 30/1, tổ truy vết huy động được 600 sinh viên của trường đại học kỹ thuật y tế hải dương. trong đó, 300 sinh viên tham gia lấy mẫu xét nghiệm. 300 sinh viên còn lại chia làm 2 lực lượng, một cánh tỏa xuống các địa phương truy vết và một nhóm tập trung tại cdc hải dương truy vết các ca bệnh f0 điều tra dịch tễ liên quan. danh sách tiếp xúc gần chuyển xuống địa phương thực hiện cách ly.

Sau khi các đối tượng lấy mẫu cộng đồng có thông tin về ca bệnh, ngay lập tức tổ truy vết sẽ thực hiện gọi điện truy vết dịch tễ, các đối tượng tiếp xúc gần và thống kê báo cáo, lập danh sách chuyển đi cho địa phương.

Thông tin thêm về tổ truy vết đặc biệt này, ông Nghĩa nhấn mạnh: “Nhanh chóng và không bỏ sót bất kỳ trường hợp nào là mục tiêu quan trọng nhất. Bởi đây chính là nguồn lây tiềm tàng và trực tiếp, cần phải nhanh chóng truy vết tối đa có thể, khoanh gọn nguồn lây tránh lây lan trong cộng đồng. Hơn nữa phải thần tốc, có ca bệnh là triển khai ngay, rồi chuyển xuống thực địa để cách ly”.

Lực lượng làm việc tại sở chỉ huy đặt ở cdc hải dương bao gồm 25 sinh viên và các cán bộ cdc, giáo viên trường đại học kỹ thuật y tế hải dương. trung bình một ngày có 40-50 ca f0 cần truy vết, nhóm truy vết chia làm 5 tiểu đội, mỗi tiểu đội sẽ phụ trách 10-15 trường hợp, đảm bảo truy vết hết các bệnh nhân trong ngày.

Tổ truy vết qua điện thoại đã được thành lập từ ngày 28/1. Sau 2 ngày hoạt động, tổ truy vết qua điện thoại đã đi vào hoạt động trơn tru bài bản, ông Nghĩa chia sẻ thêm.

Các thành viên trong Tổ truy vết cũng cho biết trong quá trình điều tra, nhiều bệnh nhân không nhớ được tên hay số điện thoại của những người tiếp xúc gần, khiến tổ truy vết gặp nhiều khó khăn trong công tác điều tra dịch tễ.

Phụ trách nhóm truy vết qua điện thoại, cô Trương Thị Thu Hương - Giảng viên môn Thống kê -Khoa cơ bản – Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, cho biết: “Sau khi nhận được phân công phụ trách nhóm sinh viên của Trường tham gia vào hoạt động truy vết tại CDC Hải Dương, tôi đã phối hợp với trưởng các đơn vị quản lý sinh viên để huy động các sinh viên tham gia vào công tác phòng chống dịch của tỉnh.”

Theo cô Hương chia sẻ, tất cả các sinh viên tham gia điều động hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện, nhiệt tình. Vì vậy, việc thành lập các đội diễn ra vô cùng nhanh chóng, khẩn trương. Các sinh viên khi làm nhiệm vụ truy vết được tham gia tập huấn dưới sự hướng dẫn của CDC tỉnh và các cơ quan T.Ư. “Các sinh viên được quán triệt mọi thông tin liên quan đến truy vết phải bảo mật, không được tiết lộ dưới bất kỳ hình thức nào” – cô Hương chia sẻ thêm.

Trần Thị Hoàng Lan (sinh viên năm 3 Khoa Phục hồi chức năng – Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương) tâm sự: “Khi dịch bùng phát, tất cả sinh viên trong trường đã viết đơn tình nguyện tham gia công tác chống dịch và luôn trong trạng thái sẵn sàng khi được huy động. Khi tham gia vào hoạt động, ban đầu còn nhiều bỡ ngỡ nhưng vì tình hình chung, chúng em luôn cố gắng nỗ lực hết mình”.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/so-chi-huy-dac-biet-truy-vet-f0-tai-hai-duong-408526.html)

Tin cùng nội dung

  • Liên quan đến thông tin Vụ tàu hỏa đâm ô tô xảy ra trên đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, đoạn qua phường Ái Quốc (TP Hải Dương) chiều 13/3 làm 2 người đã Tu vong và 3 người nhập viện cấp cứu, trong đó có 2 nạn nhân là anh em ruột.
  • Cao đẳng (KTV Xét nghiệm, Kỹ thuật hình ảnh, Vật lý trị liệu/ Phục hồi chức năng, Điều dưỡng Đa khoa, Điều dưỡng Nha khoa, Điều dưỡng Gây mê hồi sức, Hộ sinh) và 08 chuyên ngành hệ Trung cấp.
  • Phát triển quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực y tế, góp phần chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
  • Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia yêu cầu UBND Tỉnh chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn, ưu tiên cấp cứu nạn nhân để giảm thương vong.
  • (MangYTe) - Đến giờ phút này thì cô không còn lựa chọn nào nữa bởi liên tiếp những cuộc điện thoại gọi lên thông báo về việc không thể vay ai thêm được đồng nào. Tình trạng của chồng còn nặng nhưng đã có những dấu hiệu khả quan hơn, tuy nhiên đường cùng cô vẫn phải xin cho chú về dù biết cái ch*t đang sẵn sàng ở phía trước.
  • (MangYTe) - Đã tưởng phải bỏ mạng bởi gia đình quá nghèo không có tiền điều trị tiếp, nhờ sự giúp sức của bạn đọc ADZ cô bé Hà qua đã cơn nguy kịch và được chuyển về tuyến dưới. Có mặt tại cơ quan báo điện tử ADZ, em nở nụ cười tươi khoe: “Em đã được sống lại nhờ bàn tay của mọi người” khiến ai cũng thấy ấm lòng.
  • (MangYTe) - Phát hiện lupus kèm suy thận và viêm phổi nặng khiến tình trạng của cô bé Hà càng nguy cấp. Không có bảo hiểm y tế, chi phí lên đến gần 4 triệu đồng/ ngày khiến bố mẹ em như ngã quỵ. Biết mình khó vượt qua giai đoạn nguy kịch này nên em càng khóc nức, van xin sự giúp đỡ bởi bố mẹ quá nghèo.
  • Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, BV Nhi Trung ương và Sở Y tế Hải Dươngđã họp và đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, khám sàng lọc cũng như quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vaccine. Hội đồng kết luận trẻ Tu vong do sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm khuẩn huyết, không có bằng chứng liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng.
  • Do không kiềm chế được nên cô giáo H. ở trường tiểu học Cẩm Phúc (Cẩm Giàng, Hải Dương) đã véo tai khiến một học sinh phải khâu 2 mũi.
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo kiểm tra các nội dung phản ánh của Báo Kinh doanh và Pháp luật về một số cán bộ, công chức tỉnh Hải Dương có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc quản lý, sử dụng đất đai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY